Chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov của Nga đã thảo luận vấn đề này và rằng việc đáp trả của Nga sẽ không còn phải bàn cãi. Trong bài phân tích được đăng trên tờ Svobodnaya Pressa, chuyên gia quân sự Sivkov mở đầu bằng việc nhắc tới việc truyền thông và giới chức quân sự ca ngợi PGS, rằng đây sẽ là mối nguy hiểm cho toàn thế giới nếu như được sử dụng.
Ông Sivkov nêu nghi vấn vậy đằng sau khái niệm PGS thực sự là gì và liệu có thực sự khiến đối phương phải đầu hàng? Thách thức mà PGS có thể gây ra đối với Nga là gì? Về cơ bản, vị tiến sĩ quân sự nói khái niệm này liên quan tới việc chế tạo ra một hệ thống chiến đấu hoàn chỉnh và cấu phần của nó bao gồm: Các chốt do thám, giám sát, ra lệnh và thông tin liên lạc cũng như hệ thống làm nhiễu.
“Vũ khí sử dụng trong hệ thống PGS bao gồm: các tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền và tàu ngầm cũng như các tên lửa hành trình tầm xa siêu âm phóng từ trên không và ngoài biển. Về dài hạn, các trạm vũ trụ ngoài không gian cũng có thể tiến hành tấn công”, ông Sivkov nói.
Học giả Sivkov nhấn mạnh các tên lửa đạn đạo hiện có khả năng nhiều nhất để đáp ứng yêu cầu đặt ra của hệ thống PGS và rằng: “Các tên lửa định vị có khả năng tiêu diệt các mục tiêu với độ chính xác cao, có thể triển khai trong một thời gian ngắn không quá 30-40 phút, đầu đạn bay với tốc độ cao cho phép phá hủy và chôn vùi các mục tiêu. Trọng lượng đầu đạn mang lên đến 3,5 tấn, cho phép sử dụng nhiều loại đầu đạn.
Các tên lửa hành trình được phóng từ các tàu chiến. Ảnh: Hải quân Mỹ
Theo hiệp định START, tổng số tên lửa đạn đạo bị giới hạn và không phân biệt giữa tên lửa thông thường và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Do đó yếu tố quan trọng của sáng kiến PGS đó là X-51A, tên lửa tiềm năng có thể bay với vận tốc 6.500-7.500km/h.
Tuy nhiên, tiến sĩ Sivkov lưu ý rằng việc thử nghiệm hệ thống PGS vẫn chưa mang lại kết quả như kỳ vọng, trong khi chương trình tên lửa X-51A vẫn chưa được hoàn tất và có thể chỉ sẵn sàng trong trung hạn và đưa vào sử dụng với số lượng đủ trong dài hạn.
Tiến Sĩ Sivkov còn cho biết thêm: “Mỹ có thể trong trung hạn sẽ phải dựa vào phần lớn các tên lửa hành trình được phóng trên không và trên biển, như tên lửa Tommahawk, được đặt trên các máy bay chiến thuật chiến lược. Các tên lửa hành trình phóng trên biển (SLCMs) hiện có của Mỹ có tầm bắn tới 1.600km, mang theo các đầu đạn có trọng lượng 340-450kg với độ chính xác trúng mục tiêu tới 5-10m. Các tên lửa này có thể phóng từ tất cả các tàu chiến hiện đại và tàu ngầm”.
12 tên lửa SLCM có thể được trang bị cho mỗi tàu ngầm trong số 23 tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles hiện đang hoạt động của Mỹ. Một con số tương tự tên lửa có thể được phóng từ các tàu ngầm lớp Virginia và lớp Seawolf. “Theo chương trình chuyển đổi các tàu ngầm lớp Ohio thành các tàu ngầm mang tên lửa Tomahawk, mỗi tàu trong tổng số 4 tàu trên có thể mang tới 154 tên lửa SLCM. Tuy nhiên, chương trình này đã bị đóng cửa”, ông nói.
Ngoài ra, 61 tàu khu trục mới lớp Arleigh Burke và 22 tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ được trang bị với các hệ thống phóng phương thẳng đứng-hệ thống 96-cell Mark 41 VLS lớp Arleigh Burke và hệ thống phóng Ticonderoga a 122-cell.
Do vậy, tính tổng cộng mà hạm đội tàu chiến mặt nước của Mỹ về lý thuyết có thể mang tới tổng số 4.000 tên lửa hành trình phóng từ các tàu mặt nước, cộng với 1.000 tàu ngầm nữa.
“Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh nhu cầu cần sử dụng một phần trong hạm đội mặt nước cho các mục tiêu khác, thì tàu chiến và tàu ngầm của hải quân Mỹ có thể huy động không hơn 2.500-3.000 tên lửa SLCM tại bất cứ lúc nào”, học giả Sivkov nói.
“Bên cạnh lực lượng hải quân, các máy bay ném bom chiến lược Mỹ tầm xa cũng được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa. Hiện, không quân Mỹ được trang bị khoảng 130 các máy bay ném bom chiến lược, có khả năng triển khai tổng cộng khoảng 1.200 tên lửa hành trình. Tóm lại, các trang thiết bị quân sự Mỹ có thể trang bị tổng cộng khoảng 3.700-4.200 tên lửa hành trình”, ông cho biết thêm.
Các chuyên gia Nga chỉ rõ thách thức nghiêm trọng như một vụ tấn công nhằm vào lực lượng hạt nhân Nga, nếu tiêu diệt lực lượng này, Mỹ sẽ tiến tới uy hiếp hạt nhân đối với Nga và phần còn lại thế giới. Theo khía cạnh này, theo các chuyên gia Nga, chính là sự nguy hiểm của sáng kiến PGS của Mỹ.
Cũng theo các chuyên gia Nga, nếu Nga rơi vào thế bị động và không đáp trả thích đáng, kết quả là có thể 80%-90% kho vũ khí hạt nhân của Nga bị tiêu diệt. Tuy nhiên, xét các điều kiện thực tế, rõ ràng là việc tấn công trên nhằm vào Nga xem ra không có khả năng xảy ra.
Trong khi đó, Tiến sĩ Sivkov lưu ý rằng hiện tại và trong trung hạn, khái niệm hệ thống PGS chỉ có thể đánh bại các mục tiêu mang tính địa phương như tiêu diệt các thủ lĩnh chính trị của một tổ chức bị xem là khủng bố hoặc các quốc gia riêng lẻ thực hiện các chương trình được coi là gây thách thức cho an ninh Mỹ.
Cuối cùng, học giả này kết luận rằng: “Chúng ta có thể khẳng định rằng trong tình hình hiện này và trong trung hạn khái niệm PGS chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề của một đối tượng hay nhóm đối tượng nằm trên lãnh thổ của các quốc gia riêng lẻ mà không có khả năng đáp trả và không được đảm bảo về mặt an ninh từ một quốc gia thứ 3 có đủ uy lực quân sự”.