Dân Việt

Cậu bé 6 tuổi "bụng chửa" ở Trung Quốc

Trà My - Daily Mail 02/06/2016 19:05 GMT+7
Nếu chỉ nhìn vào bụng, không ai nghĩ đây là bức ảnh của một cậu bé 6 tuổi.

img

Cậu bé 6 tuổi đi lại trong bệnh viện với một chiếc bụng quá cỡ

Cậu bé tên Honghong ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, có một khối u lành tính trong gan. Khối u chính là nguyên nhân khiến bụng của em to khác thường. Mọi người đều có thể nhìn thấy tĩnh mạch trên bụng của Honghong.

Theo báo cáo của địa phương, Honghong phát hiện dấu hiệu của khối u từ lúc 2 tuổi, nhưng gia đình chỉ nghĩ đó là do cậu bé ăn quá nhiều.

Nhưng một thời gian sau, bụng của em bắt đầu phát triển to lạ thường và sức khỏe giảm sút. Gia đình đưa Honghong đến bệnh viện để các bác sĩ chẩn đoán. Các bác sĩ tin rằng đây là một khối u lành tính, nhưng đến giờ, họ vẫn chưa tìm ra cách chữa trị thành công cho em.

img

Honghong có một khối u lành tính trong gan

img

Bụng em to đến mức mọi người đều có thể nhìn thấy tĩnh mạch trên bụng của Honghon

Cha mẹ của em đã dành 60.000 bảng Anh (gần 2 tỉ đồng) để chữa trị cho con. Hiện gia đình vẫn không từ bỏ và đang đợi kết quả xét nghiệm mới nhất.

Theo tạp chí y khoa The Lancet, chính phủ Trung Quốc chỉ hỗ trợ 8% chi phí vận hành bệnh viện. Điều này buộc các bệnh viện phải tăng giá các dịch vụ và sản phẩm y tế để duy trì hoạt động. Vì vậy, tuy ca phẫu thuật không tốn quá nhiều tiền, nhưng thuốc và phương pháp điều trị đắt đỏ mới là thứ đẩy chi phí y tế lên cao.

img

Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra cách chữa trị thành công cho em

Một cuộc khảo sát do WHO tài trợ cho biết Trung Quốc là quốc gia tồi tệ nhất thế giới về sự phân bố đều các nguồn lực y tế.

Theo báo cáo, "Hầu hết nhu cầu y tế của xã hội không được đáp ứng vì lý do kinh tế. Người nghèo thậm chí còn không được tiếp xúc với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất”.

Một nghiên cứu của Cục điều tra dân số Mỹ cho biết 700 triệu người nông thôn Trung Quốc không có khả năng chi trả phí chăm sóc sức khỏe đầy đủ.

img

Trung Quốc là quốc gia tồi tệ nhất thế giới về sự phân bố đều nguồn lực y tế