Theo ông Nguyễn Cảnh Chính (giáo viên Trường CĐ nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc) Ở nhiều nghề, khi học xong tỷ lệ học viên có việc làm chỉ ở mức 50-80% thì ở nghề mộc, tỷ lệ này luôn cao hơn 90%.
Thực hành nghề mộc tại Trường CĐ công nghệ và nông lâm Đông Bắc |
Hiện nay, nghề mộc đã được dạy ở tất cả cấp học từ sơ cấp nghề, trung cấp, CĐ và đại học nên người học có nhu cầu muốn học chuyên sâu về nghề mộc cũng rất thuận lợi.
Người có nhu cầu học nghề ở trình độ sơ cấp có thể đăng ký học ở các trung tâm dạy nghề, người có nhu cầu học nghề ở trình độ trung cấp, CĐ nghề thì có thể đăng ký ở một số trường CĐ nghề Phủ Lý (Hà Nam), Trường CĐ nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc (Lạng Sơn), Trường CĐ nghề Bình Định, Trường CĐ nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ. Với những người có nhu cầu học nghề lên trình độ đại học thì cũng có thể đăng ký để thi tại ĐH Nông lâm Thái Nguyên, ĐH Lâm nghiệp Xuân Mai…
Nghề mộc là một trong những nghề mà tỷ lệ học viên sau khi ra trường có việc làm rất cao và mức lương cũng hợp lý. Trong quá trình thực tập nhiều học viên đã được các xí nghiệp, công ty chuyên về gỗ, nội thất… nhận về làm việc với mức lương trung bình 2,5-3 triệu đồng/tháng.
Thậm chí, một số doanh nghiệp lớn sẵn sàng trả cho lao động có tay nghề từ 3-5 triệu đồng/tháng. Nếu thợ trẻ có khả năng tạo mẫu đồ gỗ, làm thị trường thì mức lương có thể trên 10 triệu đồng/tháng.
Công Trình