Dân Việt

Brexit khơi mào cuộc chạy đua vũ trang

Vnsputniknews 28/06/2016 15:28 GMT+7
Quyết định của Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) được cho là có liên quan không chỉ đến những vấn đề kinh tế-xã hội mà còn đến những vấn đề quốc phòng của khối.

Trên tờ Bưu điện Washington, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael cho rằng, Brexit đồng nghĩa với việc mất một trong những thành viên có giá trị nhất của EU, kể cả có chú ý đến sức mạnh quân sự của nước Anh.

Một số chính trị gia phương Tây bắt đầu nói về sự cần thiết phải đẩy mạnh quá trình quân sự hóa và kiểm soát Nga về mặt quân sự.  Những mâu thuẫn giữa châu Âu và Nga tiếp tục gia tăng và về lý thuyết, để giải quyết những mâu thuẫn này vẫn là tăng cường cuộc chạy đua vũ trang với quy mô lớn, mà cũng có thể là nó sẽ có quy mô lớn hơn cuộc chạy đua vũ trang trong thời Chiến tranh Lạnh.

Ngày 26.6, Chủ tịch Ủy ban chính sách quốc tế Nghị viện châu Âu Elmar Brok đã kêu gọi thành lập bộ chỉ huy quân sự chung của EU và trong triển vọng dài hạn phải thành lập quân đội chung châu Âu. 

img

Trong cuộc phỏng vấn với báo Welt am Sonntag, ông Brock nói rằng, sau cuộc trưng cầu ý dân ở Anh, châu Âu trở nên dễ bị tổn thương hơn. Theo ý kiến ​​của đại diện Nghị viện châu Âu, quyết định của Vương quốc Anh ra khỏi EU sẽ thúc đẩy quá trình thành lập quân đội EU.

Một số quốc gia hàng đầu ở châu Âu đã tăng ngân sách quân sự và đều đồng ý tăng cường các nhóm quân sự của liên minh sát gần biên giới Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen ngày 27.6 cũng đã kêu gọi Nga phải công khai thông báo cho OSCE về sự di chuyển và quân số của quân đội nước mình.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bild am Sonntag, bà  Ursula von der Leyen nói: "Sẽ là khôn ngoan nếu NATO và Nga trong khuôn khổ OSCE công khai báo cáo mọi hoạt động quân sự và số lượng binh lính. NATO với tư cách một liên minh thuần túy mang tính phòng thủ đã từ lâu đề xuất sáng kiến này".

Nhưng, Nga, nước đã rút khỏi Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu, không đồng ý thông báo chi tiết cho các nước khác về lực lượng vũ trang của mình.

Tất nhiên, Nga không thể phản ứng tích cực với đề xuất của nữ Bộ trưởng Quốc phòng Đức. Và ý tưởng thúc đẩy quá trình thành lập lực lượng quân đội Liên minh châu Âu rõ ràng sẽ chỉ buộc Moscow phải củng cố sức mạnh quốc phòng.

Chuyên gia quân sự Nga, trung tướng Yuri Netkachev nhận định rằng: "Đừng ảo tưởng về việc quân đội chung châu Âu có  thể cải thiện bằng cách nào đó các mối quan hệ giữa EU và Nga. Liên minh châu Âu tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga, và việc thành lập cấu trúc phòng thủ riêng của EU sẽ chỉ làm gia tăng sự đối đầu".