Theo ông Lê Đình Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, nhằm hỗ trợ nông dân sử dụng nguồn nước kênh Đông hiệu quả trong nuôi thủy sản, huyện sẽ tháo gỡ những vướng mắc của bà con trong quá trình nuôi như vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, quy hoạch...
Những người đột phá
Nông dân nuôi cá thương phẩm tại các xã ven kênh Đông (Củ Chi) vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của con kênh này. Ảnh: T.Đ
Thời gian tới trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi để hỗ trợ con giống, tìm đầu ra, tập huấn kỹ thuật, khuyến khích bà con tạo thành chuỗi liên kết sản xuất để đầu tư những mô hình nuôi cá thương phẩm cho giá trị cao như nuôi cá lăng, cá thát lát...”. Bà Trần Bùi Thị Ngọc Lê – |
Đến các xã ven kênh Đông, giờ mới chỉ thấy trại cá Hưng Thịnh của ông Khưu Minh Hưng (ấp Thượng, xã Tân Thông Hội) là quy mô, bài bản nhất. Ông Hưng kể, năm 1990, gia đình ông đến ấp Thượng lập nghiệp và vay 100 triệu đồng thuê ao nuôi cá tạp (cá trê, tra, thát lát, sặc rằn…). Những năm đầu cá chết khá nhiều nên lời lãi ít, có năm chỉ hòa vốn hoặc lỗ. Tuy nhiên, ông Hưng vẫn kiên trì theo đuổi mô hình và sau một thời gian đã tích tụ vốn để mua 5ha đất. Ông đào thêm ao nuôi cá và lắp ống dẫn nước trực tiếp từ kênh Đông để chủ động nguồn nước, rồi thuê nhân công chuyên phụ trách việc chế biến thức ăn cho cá. Sau đó, ông phân chia từng ao theo chức năng riêng biệt. Tại ao mới đào, ông thiết kế hệ thống cầu phao kết nối với các vèo lưới chứa cá thát lát để thuận tiện thu hoạch. Diện tích mặt nước bên ngoài các vèo lưới, ông thả cá sặc rằn để tận dụng phần thức ăn thừa từ cá thát lát. Ông Hưng cho biết, hiện doanh thu từ việc nuôi cá đạt hơn 10 tỷ đồng/năm.
Tương tự, các ao nuôi cá lăng đỏ của anh Nguyễn Trung Hiếu (xã Trung Lập Thượng) cũng được bố trí dọc kênh Đông để dễ dàng tận dụng nguồn nước từ con kênh. Với diện tích 9.000m2, anh Hiếu tập trung nuôi cá giống, mỗi năm anh bán từ 2 – 3 triệu con giống cho bà con nông dân các tỉnh, với giá bán từ 800 đồng đến 2.000 đồng/con (tùy kích cỡ), doanh thu đạt khoảng 3 tỷ đồng/năm.
Cho nước kênh Đông thêm ngọt, mát
Với thuận lợi về hệ thống giao thông nội đồng, lưới điện, kênh Đông cung cấp nước ngọt quanh năm cùng nhiều cơ sở cung cấp giống, vật tư, thức ăn chất lượng cao..., người dân địa phương có thể thu lợi lớn từ nghề nuôi thủy sản. Tuy nhiên, thực tế người dân mới chỉ khai thác 120ha trong tổng số 280ha mặt nước nuôi thủy sản của địa phương.
Tại hội thảo phát triển nghề nuôi cá thương phẩm ven kênh Đông diễn ra vào năm 2015, bà con tỏ ra khá dè dặt với việc phát triển nuôi cá thương phẩm bởi thực tế đầu ra rất bấp bênh, lại thường bị các thương lái ép giá, trong khi đó vốn đầu tư nuôi cá ban đầu lớn, nếu không đảm bảo được vệ sinh môi trường nước thì sẽ bị cấm nuôi...
Ông Nguyễn Văn Quyền – một hộ nuôi cá thương phẩm ở xã Tân Thông Hội cho biết, hiện ông nuôi 100.000 con cá lóc với chi phí gần 1 tỷ đồng. Ông không dám mở rộng thêm diện tích vì chi phí quá lớn và rủi ro cao. “Tôi cho rằng nhà nước cần có chính sách vốn ưu đãi, lãi suất thấp và cho vay thời gian dài hơn để nông dân dễ xoay vòng vốn” - ông đề nghị.