Các "ông lớn" làng thể thao như Mỹ, Trung Quốc đã gửi đội vận động viên thể dục dụng cụ của mình tới Rio để chuẩn bị sớm cho Thế vận hội mùa hè 2016. Thế vận hội Rio sẽ khai mạc vào tháng 8 sắp tới. Nhân sự kiện này, hãy nhìn lại sự thay đổi rõ rệt trên trang phục thi đấu của các vận động viên nữ bộ môn này từ những thập niên 70 thế kỷ trước cho tới nay.
Chúng ta quá quen với hình ảnh các nữ vận động viên thể dục dụng cụ mặc bộ áo liền quần ngắn làm từ vải co giãn giống đồ bơi một mảnh. Cũng cùng là kiểu áo liền quần leotard, nhưng trước kia nó có kiểu dáng đơn giản còn hiện nay nhiều bộ leotard của nữ vận động viên không chỉ sặc sỡ mà còn có thể đính tới 3500 - 4000 viên pha lê cầu kỳ, lấp lánh.
Những bộ leotard đính đầy hạt lấp lánh của các nữ vận động viên tham dự thế vận hội những mùa gần đây
Những thập niên đầu của thế kỷ trước
Trang phục thi đấu của các nữ vận động viên thể dục dụng cụ thời trước vốn rất đơn giản và được ví như đồ tắm của các bà mẹ. Kiểu dáng thường thấy đó là phần hông khoét thấp, trông khá tù và đơn điệu. Phần phía sau quần được ôm hết mông.
Vì bộ môn thể dục dụng cụ được phát triển, lấy ý tưởng từ những điệu nhảy nên trang phục của bộ môn này đều được thiết kế sao cho người mặc có thể tự do di chuyển và hoạt động. Loại vải may trang phục luôn là vải co giãn nhiều chiều, ôm sát cơ thể cơ bắp của các vận động viên.
Khoảng vài chục năm sau, trang phục của các nữ vận động viên thể dục dụng cụ có sự thay đổi rõ hơn. Phần hông được đưa lên cao hơn, giúp các cô gái khoe được rõ hơn vẻ đẹp hình thể.
Tại Thế vận hội năm 1976, nữ vận động viên Nadia Comaneci thi đấu với một bộ leotard có chi tiết trang trí là các sọc màu đỏ vàng, xanh tượng trưng cho quốc kỳ của đất nước Rumani. Đây là kiểu trang trí quen thuộc trên trang phục của các nữ vận động viên trong khoảng thời gian này. Bộ đồ của Nadia không quá ôm chẽn lấy thân người. Phần cổ chữ V đơn giản.
Bộ đồ của Nadia thậm chí còn cầu kỳ hơn so với đối thủ chính của cô đến từ Soviet là nữ vận động viên Nellie Kim 17 tuổi. Cô gái tài năng mặc bộ leotard đơn màu tím cổ viền trắng. Nellie Kim thường thi đấu với bộ áo liền quần có chỉ riêng một màu sắc như vậy.
Marian Barone tại Thế vận hội London năm 1948
Nadia Comaneci tại Thế vận hội 1976
Trang phục thi đấu thường đơn sắc, có sọc hoặc in cờ tổ quốc
Nellie Kim với đồ thi đấu đơn sắc
"Những bộ leotard của các nữ vận động viên vào năm 70 và 80 có thiên hướng giống trang phục múa bởi ảnh hưởng từ những bộ phim như Flashdance" - Amy Hess, nhà thiết kế của Alpha Factir, một trong những nhà cung cấp đồ tập thể thao cho thị trường Mỹ chia sẻ.
"Nếu bạn đặt những bộ leotard thế hệ cũ với mới ở cạnh nhau, sẽ giống như ban đêm và ban ngày" - là chia sẻ của Kelly McKeown, chủ tịch của hội quan hệ giữa nhà thiết kế và doanh nghiệp tại GK Elite, một trong những nhà máy chuyên sản xuất đồ tập thể dục dụng cụ.
Theo thời gian, điểm khác biệt rõ nhất ở trang phục thể dục dụng cụ đó là phần hông ngày càng được khoét sâu và cao hơn. Sự thay đổi này tạo nên hiệu ứng về thị giác, giúp nữ vận động viên có phần chân trông dài và đẹp hơn trên sàn thi đấu.
Những bộ leotard giống hệt trang phục nhảy múa
Thay đổi về mặt công nghệ
Một trong những sự thay đổi lớn khác trong trang phục vận động viên thể dục đó là ở mặt công nghệ may mặc. Cũng là chất liệu vải co giãn nhưng được cải tiến nhiều để tạo sự thoải mái cho người mặc.
Hầu hết các nữ vận động viên ngày nay đều dùng trang phục làm từ vải co giãn 4 chiều và có độ đàn hồi tốt. Ngoài ra còn rất thông thoáng mồ hôi, có độ bền cao. Trang phục của thập niên 70 và 80 ít độ co giãn hơn.
Độ đàn hồi của vải đóng vai trò rất quan trọng trong việc đem tới sự thoải mái của các nữ vận động viên trong vài thập niên trở lại đây. Vải không chỉ co giãn tốt mà còn đẹp, có độ bóng bẩy cao giúp các nữ vận động viên như thể các nghệ sĩ biểu diễn trên sàn diễn trước muôn vàn ánh nhìn của khán giả.
Về mặt thẩm mỹ, sự lên ngôi của chất liệu vải bóng sáng giúp làm nổi các cơ bắp - thành quả tập luyện của người mặc.
Các chi tiết trang trí cũng thường có tác dụng, mục đích riêng. Chẳng hạn như cách xếp cờ Mỹ trên trang phục trên nền vải trắng của nữ vận động viên Marta ở Thế vận hội 1996 chính là cách để cô nhấn nhá bộ cơ bắp hoàn hảo của mình.
Cách xếp chi tiết trang trí làm nổi cơ bắp
Những loải vải bóng bẩy có tính thẩm mỹ cao nhưng không hề gây nóng
Từ cờ đất nước tới trang phục lấp lánh
Vào những thập niên 70, 80, 90 thế kỷ trước, trang phục thi đấu quen thuộc thường là leotard in hình cờ quốc gia. Tuy nhiên trong những năm gần đây, người ta ghi nhận được làn sóng thay đổi sang những gì lấp lánh và bắt mắt hơn. Những màu sắc hấp dẫn thị giác như hồng neon hay bạc rất được ưa thích.
Nhà thiết kế McKeown cho ngày nay, biết nhiều đội thi đấu thậm chí còn muốn nhà sản xuất sáng tạo ra những cục pin hoặc cục năng lượng có thể kích cho các chi tiết trên trang phục lấp lánh hơn. Trang phục thi đấu vì thế cũng không hề rẻ, nó tỷ lệ thuận với độ cầu kỳ. Nhiều bộ leotard đính pha lê có giá lên tới cả ngàn USD.
McKeown cũng cho biết trang phục thi đấu lộng lẫy có ảnh hưởng lớn tới tinh thần thi đấu của các nữ vận động viên - thường là các cô gái tuổi teen. Họ sẽ cảm thấy tự tin thể hiện bản thân mình trước khán giả hơn. Ngoài ra họ cũng muốn mình là độc đáo, nổi bật, không giống với các nữ vận động viên khác. Đó là lý do tại sao ngày càng trang phục thi đấu bộ môn này càng cầu kỳ, đặc biệt.
McKeown và Marta Karolyi là hai người chịu trách nhiệm cho trang phục thi đấu của đội tuyển Mỹ cho biết, họ sẽ xem xét kỹ lưỡng từ màu sắc và chi tiết trang trí phù hợp nhất với các cô gái, giúp họ tỏa sáng nhất trên sàn thi đấu.
Trang phục thi đấu ngày càng bóng bẩy, lộng lẫy