1. Tàu hộ tống lớp Alvaro de Bazan của Tây Ban Nha
Với việc các tàu hộ tống lớp Oliver Hazard Perry đã nghỉ hưu, Mỹ đã chế tạo tàu chiến chiến cỡ nhỏ Littoral Combat Ship (LCS) để thay thế, tuy nhiên, chiến hạm này lại bộc lộ nhiều nhược điểm khi các gói phần mềm hiện đại trang bị trên nó không đáp ứng được nhu cầu tác chiến trong môi trường hoạt động công nghệ cao.
Hải quân Mỹ có kế hoạch mua thêm tàu hộ tống và có lẽ họ nên cân nhắc đến một ứng cử viên sáng giá là tàu hộ tống lớp Alvaro de Bazan của Tây Ban Nha. Alvaro de Bazan được trang bị radar SPY-1, súng máy 5inch, hệ phóng tên lửa thẳng đứng 48 ống Mk 41 và ASROC, có khả năng khai hỏa tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.
2. Tàu chiến đa nhiệm lớp Absalon của Đan Mạch
Đan Mạch nổi tiếng là quốc gia đóng tàu chiến linh hoạt trong nhiều thập kỷ qua nhờ sử dụng công nghệ Stanflex. Tàu chiến lớp Absalon của Đan Mạch thường được gọi là tàu khu trục, tuy nhiên nó lại có khả năng làm nhiệm vụ đa năng như tàu vận tải, đổ bộ, thậm chí đóng vai trò như một tàu chỉ huy.
Absalon có lượng giãn nước 6.300 tấn, dài 137m và rộng 19,5m. Nó có thể chạy ở tốc độ tối đa 42,6 km/h, hoạt động liên tục 28 ngày trên. Boong tàu cường lực cho phép chịu được trọng lực lên đến 62 tấn, trong khi vỏ tàu được chế tạo bằng công nghệ tàng hình nên có mức độ phản sóng âm, sóng radar, cũng như tia hồng ngoại rất thấp. Lớp bọc thép của Absalon cỏn có khả năng chống các đòn tấn công bằng vũ khí hạt nhân và sinh hóa.
Về vũ khí Absalon được trang bị pháo nòng 5 inch, và 5 trạm phóng vũ khí linh hoạt như tên lửa 36 RIM-162, Evolved Sea Sparrow và 16 RGM-84 Harpoon.
3. Xe chiến đấu BTMP-84 của Ukraine
BTMP-84 là sự kết hợp giữa xe tăng chiến đấu chủ lực và xe bọc thép chở quân, điều khiến nó trở thành xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới.
Để phù hợp với vai trò mới, thân xe BTMP-84 được kéo dài thêm 1,625 mét so với xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 nguyên bản. Hệ thống truyền động được bổ sung thêm một bánh xích mỗi bên. BTMP-84 có một khoang chở quân nằm giữa tháp pháo và động cơ có khả năng mang theo 5 bính lính với đầy đủ trang bị.
Về vũ khí, trên BTMP-84 vẫn giữ lại như nguyên bản trên T-84 bao gồm pháo chính nòng trơn KBA-3 125mm, súng máy đồng trục 7,62mm, súng máy phòng không 12,7mm. BTMP-84 được trang bị động cơ diesel 6TD-2 công suất 1.200 mã lực cung cấp tốc độ tối đa 70km/h, dự trữ hành trình 450km
4. Xe bọc thép EE-9 Cascavel của Brazil
Với việc chiếc xe tăng hạng nhẹ M-551 Sheridan đã được loại khỏi biên chế vào giữa những năm 1990, lực lượng lính dù Mỹ rất cần một phương tiện thay thế. Sau hai thập kỷ tìm kiếm, cuối cùng Mỹ đã tìm được loại khí tài thích hợp đó là xe bọc thép EE-9 Cascavel của Brazil.
EE-9 Cascavel ra đời từ năm 1970 để thay cho M8 Greyhounds. Phiên bản EE-9 Cascavel hiện tại nặng 13 tấn, dùng pháo 90mm với 44 viên đạn, tương đương xe bọc thép Strykers của Mỹ dùng hệ pháo di động 105 mm, chỉ có 18 viên. EE-9 Cascavel có kích thước tương tự xe bọc thép M113, dễ vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130.
5. Máy bay chiến đấu Hawk 200 của Anh
Máy bay chiến đấu ngày nay rất đắt đỏ. Hai loại máy bay F-22 và F-35 có giá bán lẻ 100 triệu USD và chi phí nghiên cứu là hàng trăm tỉ USD, ngoài ra, việc có quá nhiều chủng loại máy bay cũng không phải điều hay ho. Chính vì vây, máy bay chiến đấu Hawk 200 của Anh có thể là giải pháp cho việc này.
Được trang bị radar AN/APG-66H giống trên F-16, Hawk 200 có thể mang được tên lửa AIM-9 Sidewinder và AGM-65 Maverick ở đầu cánh và tiếp nhiên liệu trên không. Do mang được tới 3,1 tấn bom và tên lửa, Hawk 200 còn có thể làm nhiệm vụ phòng không, chiếm ưu thế trên không, chống tàu chiến, đánh chặn tầm xa, hỗ trợ trên không tầm gần và tấn công mặt đất
6. Tàu hộ tống lớp Sa'ar 6 của Israel
Mỹ bắt đầu mua và sử dụng vũ khí của Israel trong thời gian gần đây như súng trường tấn công đa nhiệm cho thủy quân lục chiến hoặc máy bay RQ-2 Pioneer. Đến nay, tàu chiến lớp Sa'ar 6 là một khí tài khác đáng để cân nhắc.
Sa'ar 6 cũng mới được Israel đặt mua vào năm 2015. Trên thực tế, Sa'ar 6 có thể được coi như biến thể của tàu hộ tống lớp Braunschweig của Đức. Nó có lượng giãn nước 2.000 tấn, được trang bị một pháo chính Oto Melara 76 mm, hai trạm vũ khí Typhoon, 32 ổ phóng tên lửa phòng không Barak-8 , hệ thống vũ khí phòng thủ điểm C-Dome, 16 tên lửa chống hạm và hai ống phóng ngư lôi 324 mm. Chiếc tàu cũng một sàn đậu trực thăng hạng trung SH-60.
Tàu hộ tống Sa'ar 6 có thể trở thành đối trọng của hải quân Mỹ trước các loại tàu hộ tống lớp Buyan và tàu hộ vệ cỡ nhỏ lớp Gepard của Nga.