Dân Việt

Sau đảo chính thất bại, Thổ Nhĩ Kỳ đe doạ chiến tranh với Mỹ

Văn Giang 18/07/2016 14:14 GMT+7
Có phải Thổ Nhĩ Kỳ đang đe doạ chiến tranh với Mỹ sau cuộc đảo chính không thành công?

Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa để đi đến chiến tranh với "bất kỳ nước nào" hỗ trợ giáo chủ lưu vong Fethullah Gulen- người mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cáo buộc là kẻ chủ mưu cuộc đảo chính thất bại vừa qua.

Thủ tướng Binali Yildirim lên tiếng đe doạ sẽ “đi đến chiến tranh" với bất kỳ nước nào đứng sau giáo sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Fethullah Gullen- một cư dân Pennsylvania ở Mỹ, người mà Washington từ chối dẫn độ với lý do thiếu bằng chứng rằng ông đứng đằng sau việc cố gắng lật đổ chính phủ của ông Erdogan.

img

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) và Tổng thống Mỹ Obama.

Bộ trưởng Lao động Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu còn gây sốc bằng một cáo buộc thẳng thừng rằng: “Mỹ đứng đằng sau âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một vài tạp chí được xuất bản ở Mỹ đã tiến hành các hoạt động trong vài tháng qua. Trong nhiều tháng, chúng tôi đã gửi yêu cầu đến Mỹ liên quan Fethullah Gullen. Mỹ phải dẫn độ ông ta”.

Ngoại trưởng John Kerry trả lời bằng cách nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã không cung cấp đầy đủ bằng chứng cho chính quyền Tổng thống Obama để xem xét yêu cầu của họ để dẫn độ các giáo sĩ Gullen. Ông cũng tiếp tục lên án tuyên bố khiêu khích của Ankara nói rằng những nhận xét cáo buộc can thiệp của Mỹ làm thiệt hại nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa hai nước.

Sau cuộc đảo chính thất bại, tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang căng thẳng và đối mặt với nguy cơ đảo chính sẽ tiếp diễn. Nhà phân tích chính trị Ai Cập Said Sadiq dự đoán rằng: "Thổ Nhĩ Kỳ leo thang nội chiến chống lại người Kurd, bọn khủng bố bắt đầu tấn công trong nội địa đất nước - chính ngay tại trái tim của Thổ Nhĩ Kỳ, trung tâm của thành công kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ bị thiệt hại, và bây giờ chúng ta đang chứng kiến nỗ lực đảo chính, trong đó, chúng tôi tin rằng, có sự tham dự của khoảng 30% quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Giả sử ông Erdogan bắt đầu trả thù, thì điều đó tiếp tục gây mất ổn định tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi không nghĩ có thể nhìn vào Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16.7 (ngày xảy ra đảo chính), giống như chúng ta nhìn đất nước vào ngày 14.7. Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua ranh giới của sự bất ổn và rơi vào đó trong một thời gian dài ".