Nhãn là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng từ lâu đã được du nhập vào Việt Nam và trở thành một thứ đặc sản của nước ta, đặc biệt là giống nhãn lồng Hưng Yên.
Theo Đông y Việt Nam, quả nhãn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Ruột nhãn thường được phơi, sấy khô gọi là long nhãn, quế viên hay nguyên nhục, dùng làm vị thuốc chữa bệnh, tốt cho hệ thần kinh, tăng tuổi thọ, phòng bệnh dạ dày, cải thiện tuần hoàn máu.
Nhãn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Tuy nhiên, thực trạng nhãn Trung Quốc trà trộn, nhận là nhãn Việt đã và đang tồn tại nhiều năm nay. Trong khi nhãn ta ngon, chất lượng và không phải thiếu nhưng đôi khi, do không tinh ý hoặc bị sử dụng quá nhiều chiêu trò che mắt mà người Việt mua phải thứ nhãn độc hại từ “nước bạn”.
Nhiều người tiêu dùng hoang mang, lo lắng khi mua phải hàng không đảm bảo chất lượng. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được nhãn lồng Hưng Yên và nhãn Trung Quốc:
Nhãn lồng Hưng Yên:
- Bề ngoài quả to, vỏ gai, trông dày, trên bề mặt vỏ có gai sần sùi, kích thước quả nhãn nhỏ, đều nhau. Mã vàng sậm hơn, tươi lâu vì được hái và vận chuyển, tiêu thụ ngay.
- Cùi nhãn dày và khô, hạt nhỏ nhưng mọng nước. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít (khác hẳn nhãn khác).
Nhãn Trung Quốc:
- Bề ngoài quả to, vỏ mỏng hơn, trông rất mọng, sạch đẹp hơn, lá cũng to dày hơn lá nhãn Hưng Yên.
- Cùi cũng dày nhưng hạt to hơn nhãn lồng.
Người tiêu dùng cần phải rất tinh ý để lựa chọn đúng nhãn Việt chuẩn.
Người tiêu dùng cần phải rất tinh ý để lựa chọn đúng nhãn Việt chuẩn.Hơn thế, nhãn của ta thường rất tươi để lâu hỏng, phần cuống vẫn còn cứng và tươi. Còn nhãn Trung Quốc, quả không được chắc như nhãn Việt, hay bị mềm, mụp, dễ bị thối, phần cuống thường bị thâm lại. Khi bóc ra, cùi quả nhãn lồng của ta trông rất khô ráo thì quả nhãn Trung Quốc cùi thường bị chảy nước, dễ bị nát.
Hơn thế, khi ăn nhãn ta sẽ cho vị ngọt đậm, cùi nhãn giòn, thơm, ráo nước. Trong khi đó, nhãn Trung Quốc thì cho vị ngọt mát, không thơm, thậm chí khi ngửi thử bề mặt quả nhãn còn có thể ngửi thấy mùi hắc do có thuốc bảo quản”.
Cách chọn nhãn ngon
- Yên tâm nhất là mua nhãn được cắt cả cành, lá tươi, cuống xanh, cứng cáp, tỏa hương dễ chịu. Không nên mua nhãn vỏ sáng sạch, hoặc đã rụng cành. Nhớ nếm thử để tránh bị nhầm lẫn.
- Nhãn đầu mùa nên mua tại các quầy bán hoa quả quen. Giữa mùa mới nên mua ở chợ.
- Nhãn hay bám hóa chất bảo quản, côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn, bụi... Hãy rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút trước khi ăn. Chỉ nên dùng tay tách vỏ, chú ý ngón tay không chạm cùi.