Dân Việt

9 cảnh phim bom tấn trước và sau khi dùng kỹ xảo

Nhiều người sẽ phải ngạc nhiên trước những hình ảnh hoành tráng trong phim bom tấn thực ra chỉ là một sản phẩm của công nghệ điện ảnh.

Hiện nay, hầu hết các bộ phim bom tấn của Hollywood đều sử dụng công nghệ cao CGI để tạo nên những hình ảnh bắt mắt nhất cho người xem. Công nghệ CGI (viết tắt của từ computer-generated imagery) là một ứng dụng của đồ họa máy tính để tạo ra những hình ảnh đặc biệt trong phim ảnh, vido, quảng cáo…

Thuật ngữ CGI được sử dụng nhiều trong các bộ phim 3D, 2D có những pha hành động nghẹt thở, cảnh cháy nổ hay đề tài về quái vật, siêu anh hùng, người ngoài hành tinh, rô bốt…

Thậm chí, CGI còn có thể tái tạo lại gương mặt diễn viên đã mất dựa trên một nhân vật đóng thế (điển hình như nam diễn viên quá cố Paul Walker trong Fast & Furious 7).

Cùng xem những cảnh phim bom tấn trước và sau khi sử dụng kỹ xảo công nghệ CGI để “đánh lừa” khán giả:

img img

Để có được cảnh quay cơn bão trong Mad Max: Fury Road, đạo diễn phim – ông George Miller đã đưa ekip làm phim tới vùng sa mạc Namibia nắng gió để quay toàn cảnh. Sau đó, kết hợp với kỹ xảo điện ảnh CGI để thêm cảnh cơn bão sao cho chân thực nhất.

img img

Ngoài việc đưa ekip làm phim tới sa mạc ở Namibia, George Miller còn có thể sử dụng phông xanh trong nhiều cảnh quay. Ông từng tiết lộ, khoảng 2000 cảnh quay trong Mad Max cần tới kỹ xảo điện ảnh.

img img

Trên thực tế, bộ đồ sắt của nhân vật Tony Stark (Robert Downey Jr đóng) trong phim Người sắt lại là một sản phẩm của kỹ xảo CGI.

img img

Ngay cả quái vật Godzilla cũng chỉ là một sản phẩm hoàn hảo của công nghệ CGI.

img img

Cảnh quay thiên nhiên hùng vĩ trong Into the Woods thực chất chỉ là một tấm phông xanh trên trường quay.

img img

Mê cung bí ẩn và khổng lồ trong The Maze Runner cũng được tạo nên từ công nghệ điện ảnh CGI tiên tiến. Tất cả những gì đoàn phim cần chỉ là một khoảng đất trống và rộng lớn đủ để bao quát được cảnh quay.

img img

Hiệu ứng cháy nổ là một trong những phân cảnh được các nhà làm phim tận dụng cơ hội sử dụng công nghệ CGI. Một cảnh quay chiến đấu đầy khói lửa trong X-Men: Days of Future Past.

img img

Thành phố tráng lệ trong The Chronicles of Narnia: The Voyage of the Dawn Treader cũng được thực hiện bởi kỹ xảo điện ảnh.

img img

Trận đá bóng trong Secret In Their Eyes với những hàng ghế đông nghịt người xem cũng được bàn tay công nghệ can thiệp. Số lượng khán giả được nhân lên nhờ công nghệ vi tính.

img img

World War Z là bộ phim kinh dị về ngày tận thế được thực hiện bởi kĩ xảo 3D. Phim có những hình ảnh mượt mà và khung cảnh khiến người xem choáng ngợp.

img img

Những vách đá dựng đứng và đồ sộ trong King Arthur cũng được tạo nên nhờ kỹ xảo đặc biệt.

img img

Game of Thrones là một serie phim truyền hình được đầu tư hoành tráng về mặt kĩ xảo. Con rồng mà nữ diễn viên Emilia Clarke đang vuốt ve mà khán giả nhìn thấy trên màn ảnh thực chất chỉ là một thú bông bình thường trên trường quay.

img img

Diễn viên nữ chỉ việc leo núi giả trong trường quay. Sau đó, hình ảnh sẽ được dựng thành nhân vật đang leo núi tuyết khổng lồ.

img img

Những vùng đất thần tiên và tòa lâu đài hoành tráng trong The Hobbit được công nghệ vi tính dựng trên nền phông xanh.

img img

Con sói mà nhân vật Bella (Kristen Stewart đóng) đang vuốt ve trong The Twilight Saga 3: Eclipse được dựng bằng người thật.