Dân Việt

Đà Nẵng phủ nhận việc có DN muốn mua tòa nhà 2.000 tỷ

Nguyễn Đông 14/08/2016 13:50 GMT+7
Người phát ngôn của chính quyền Đà Nẵng phủ nhận việc thành phố sẽ bán lại toà nhà trung tâm hành chính 2.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Trả lời VnExpress, Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng Trần Đình Quỳnh khẳng định hiện tại chưa có doanh nghiệp nào đặt vấn đề với thành phố mua toà nhà Trung tâm hành chính 2.000 tỷ (số 24, đường Trần Phú).

"Toà nhà vẫn còn mới. Tôi làm việc ở đây thấy rất thoải mái", ông Quỳnh nói.

Trước đó, xuất hiện thông tin một doanh nghiệp có kế hoạch mua trung tâm hành chính Đà Nẵng, thành phố sẽ di dời nơi làm việc của cán bộ, công chức đến địa điểm khác. "Công trình này vẫn tồn tại chứ không phải đập bỏ, nên không lãng phí, dù giá bán có thể thấp hơn đầu tư ban đầu", kiến trúc sư Hoàng Quang Huy (Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Đà Nẵng) bình luận.

Theo ông Trần Đình Quỳnh, mặc dù thông tin di dời trung tâm hành chính Đà Nẵng xuất hiện tại phiên họp HĐND TP, tuy nhiên việc này chưa được quyết định ở thời điểm hiện tại, đây mới chỉ là định hướng lâu dài. Trước mắt, thành phố đã duyệt phương án thiết kế mở thêm những cửa hút không khí và gió để khắc phục một số bất cập trong vận hành toà nhà.

img

Toà nhà Trung tâm hành chính Đà Nẵng đặt ở trung tâm thành phố, nơi đang có tốc độ phát triển đô thị nhanh. Ảnh: Nguyễn Đông

Kiến trúc sư Hoàng Quang Huy cho biết trên thực tế Đà Nẵng đã có nhiều công trình đầu tư không hiệu quả, sau đó phải bán lại cho doanh nghiệp, có thể kể đến như: Nhà biểu diễn đa năng ở quận Hải Châu, Công viên nước và khu du lịch Bà Nà... "Khi giao công trình vị trí thuận lợi cho doanh nghiệp có vốn lớn thì họ khai thác hiệu quả", ông Huy nói và nhận định toà nhà trung tâm hành chính có thể chuyển sang làm trung tâm thương mại nếu được bán cho doanh nghiệp.

"Hiện đại không phải toà nhà to cao mà ở chất lượng phục vụ"

Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, cho rằng vị trí xây dựng toà nhà không phù hợp, nằm ngay trung tâm thành phố chật chội, khi xây dựng chưa tính đến bài toán giao thông.

"Việc xây dựng trung tâm hành chính là một xu thế, nhưng hiện đại không phải là toà nhà to cao mà ở chất lượng phục vụ người dân, làm sao để người dân và công chức đều cảm thấy thuận lợi", ông Ngữ nói.

Theo phản ánh của ông Nguyễn Cửu Loan, Chánh văn phòng Hội quy hoạch và phát triển TP.Đà Nẵng, thời gian đầu người dân đến liên hệ công việc ở toà nhà 2.000 tỷ phải dựng xe ngoài trời tại một sân chơi thể thao bên cạnh. Sau đó, thành phố cho xây dựng hai tầng hầm gửi xe phía trước cổng toà nhà, tuy nhiên người dân đến giao dịch vẫn phải đi bộ một quãng khá xa mới vào đến cửa trung tâm hành chính. Chị Đinh Song Bách Xuân (trú quận Thanh Khê) nói: "Tôi đến làm thủ tục hành chính tại trung tâm thấy bất tiện khi phải gửi xe dưới tầng hầm, đi vòng một quãng đường xa dười trời nắng nóng".

Kiến trúc sư Hoàng Quang Huy nhận xét: "Tôi vào toà nhà thấy bất cập là tìm thang máy khó quá, mặc dù có người hướng dẫn nhưng rất lộn xộn".

Ông Huy cho rằng thiết kết toà nhà chỉ thuận lợi trong việc bố trí khu vực hành chính một cửa, còn người dân liên hệ xin gặp trực tiếp lãnh đạo thành phố thì rất khó. Trên thực tế, người dân muốn gặp lãnh đạo phải thông qua Ban quản lý toà nhà là một công ty được thành phố thuê.

Cũng nhận xét về toà nhà 2.000 tỷ, ông Phan Đình Phương (Giám đốc Công ty An sinh Xanh) cho rằng với độ cao gần 167 mét của trung tâm hành chính thì khi xảy ra sự cố cháy nổ sẽ khó có phương án xử lý kịp thời, hiện nay xe thang cứu hộ, chữa cháy chỉ đến được khoảng tầng 15 trong khi toà nhà cao 37 tầng.

"Phương án chữa cháy hiện tại là phun nước dập lửa. Khi đó hệ thống điện sẽ bị cắt, thang máy không thể hoạt động. Nếu 1.600 công chức cùng di chuyển bằng cầu thang bộ sẽ không lường hết đường tình huống chen lấn", ông Phương nói.

img

Toà nhà Trung tâm hành chính Đà Nẵng đều có hệ thống camera giám sát ở các khu vực. Ảnh: Nguyễn Đông

Trước ý kiến cho rằng vị trí đặt toà nhà trung tâm hành chính khiến đường Trần Phú và một số tuyến đường liên quan thường xảy ra ùn tắc giao thông, người phát ngôn của thành phố Đà Nẵng nói "nhận định này chưa đủ cơ sở", đồng thời cho biết sắp tới thành phố sẽ xây thêm một cây cầu ở cuối đường Đống Đa nối sang quận Sơn Trà. Khi đó các công chức ở chung cư phía bên kia sông sẽ về nhà qua cầu Thuận Phước, giảm tải cho cầu quay sông Hàn.

Ông Nguyễn Cửa Loan đưa ra phương án hoán đổi hai tuyến đường một chiều Trần Phú và Bạch Đằng. Theo đó, đường Bạch Đằng với làn đường rộng hơn sẽ lưu thông từ đoạn giao với đường Đống Đa về c

Tòa nhà Trung tâm hành chính Đà Nẵng khánh thành tháng 9.2014, được thiết kế theo biểu tượng ngọn hải đăng, cao 37 tầng, tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Địa chỉ tòa nhà tại số 24 Trần Phú, cạnh sông Hàn.

34 tầng nổi của tòa nhà là nơi làm việc của khoảng 1.600 công chức, gồm lãnh đạo thành phố, các sở, ngành. Hai tầng hầm làm chỗ để xe, tầng thượng làm nơi ngắm cảnh.

ầu Rồng. Còn đường Trần Phú sẽ lưu thông theo hướng ngược lại.