Trước thực trạng này, nhiều người cho rằng việc trùng tu chùa Cầu cần có giải pháp cụ thể, không nên phá hủy hết di tích này và thay thế những cái mới mẻ vào sẽ không xứng với di tích. Vì biểu tượng chùa Cầu được ví như biểu tượng của đô thị cổ một thời là thương cảng sầm uất. Hàng chục vị giáo sư, tiến sĩ cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước đã có buổi bàn luận, trao đổi xoay quanh vấn đề giải pháp trùng tu chùa Cầu.
Toàn cảnh chùa Cầu Hội An đang xuống cấp hư hỏng nặng.
Ngày 17.8 trao đổi với Dân Việt, ông Đình Hài - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam cho rằng, nói tháo gỡ luôn toàn bộ chùa Cầu hư hỏng, câu chuyện này dài lắm; nói chung cuộc họp hôm qua cũng thú vị, vì chùa Cầu mình hư hỏng nặng rồi, bắt buộc phải tu bảo lại; hôm qua chỉ mới bàn cách trùng tu thôi, còn bàn nữa, nhưng cơ bản đã thống nhất là tu bổ toàn diện, không phải hư đâu sửa đó, nhưng toàn diện là như thế nào cần phải còn một bước bàn tiếp chứ không phải đập là vá gây mất thẩm mỹ lắm…
GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia cho rằng, việc trùng tu cần phải theo quan điểm đồng bộ, toàn diện. Nên tháo dỡ toàn bộ, làm hồ sơ chi tiết, gia cố, phục chế những bộ phận hư hại nặng rồi phục dựng. Không nên kéo dài dài tình trạng hư đâu sửa đấy khiến cho di tích dần biến dạng. Trước khi tu sửa phải làm cầu thay thế để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách.
Dưới đây là chùm ảnh di tích chùa Cầu (Hội An) trước khi trùng tu:
Những trụ chùa và kiến trúc bên trong chùa Cầu đã hư hỏng nặng cần phải tu bổ.
Hằng ngày chùa Cầu phải gánh hàng ngàn lượt khách qua lại dù đang mang trong mình “trọng bệnh”.
Mặt bên sau chùa Cầu hàng năm được sơn sửa lại.