Máy bay lớn nhất thế giới được mệnh danh là “chiếc mông biết bay” đã cất cánh thành công trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ở Vương quốc Anh.
Với chiều dài 92m, gần bằng sân bóng đá (100m), máy bay Airlander 10 là “con lai” của trực thăng, máy bay và khí cầu. Chuyến bay thử nghiệm vào ngày 17.8 thành công tốt đẹp ở sân bay Cardington, hạt Bedfordshire.
Trước giờ bay, hàng ngàn người hiếu kỳ và nhiếp ảnh gia đã có mặt chờ đợi chuyến bay lịch sử. Airlander 10 có giá 25 triệu bảng (khoảng 725 tỉ đồng). Những nhà phát triển gọi máy bay hình “chiếc mông” là sự đột phá lớn nhất của sau thảm họa hàng không Hindenburg xảy ra năm 1937.
Stephen McGlenman, giám đốc điều hành công ty sản xuất HAV, nói: “Đây là kết hợp của máy bay cánh cố định và trực thăng, khí cầu làm một”. Máy bay Airlander 10 được thiết kế nhằm sử dụng ít nhiên liệu hơn máy bay thương mại thông thường nhưng chở được nhiều hơn.
Công ty HAV khẳng định máy bay có thể đạt độ cao 4.800m, tốc độ hành trình 145km/giờ trong 2 tuần liên tiếp. Ban đầu, máy bay được thiết kế cho quân đội Mỹ nhằm mục đích do thám ở Afghanistan. Tuy nhiên sau đó, dự án này bị dừng lại năm 2013. HAV là một công ty hàng không nhỏ đã kêu gọi vốn từ chính phủ và các cá nhân để phát triển dự án đầy tham vọng này.
Máy bay này là chiếc khí cầu đầu tiên mà Anh sản xuất sau thảm họa hàng không. hồi Thế chiến I khiến 50 người tử nạn. Thời điểm đó, khí sử dụng trong khí cầu là hydro dễ bắt cháy.
Ông McGlennan nói rằng đây là một chiếc trực thăng khổng lồ vì nó có thể làm được mọi việc của một chiếc trực thăng thông thường. Airlander 10 có thể “đứng yên” trên không, chở hàng hóa, người nhưng quan trọng hơn là xanh và sạch hơn.
Giám đốc HAV tự tin sẽ có nhiều khách hàng tìm tới công ty của ông. Máy bay hiện nay có thể chở khoảng 10 tấn hàng hóa. Công ty hy vọng nâng công suất lên 50 tấn trong năm 2020.