Proxima b ở cách hệ Mặt trời chỉ khoảng 4,25 năm ánh sáng, con người sẽ có thể tới được
Hành tinh mới được phát hiện có Proxima b. Hành tinh này chỉ lớn hơn Trái Đất đôi chút và quay quanh ngôi sao Proxima Centauri gần hệ Mặt Trời. “Trái đất thứ 2” quy tụ những điều kiện gần như hoàn hảo để sự sống ngoài hành tinh phát triển.
Proxima b là hành tinh có thể tồn tại sự sống dễ nghiên cứu và tìm hiểu nhất từ trước tới nay do nằm gần Trái đất nhất.
Với khoảng cách 4,25 năm ánh sáng, các thế hệ tàu vũ trụ trong tương lai có thể mang robot thăm dò tới Proxima b. Đây cũng có thể là điểm đến mới cho những du khách từ Trái Đất trong tương lai.
Các nhà khoa học hy vọng có thể khám phá thêm Proxima b và tìm kiếm sự sống. “Trái đất thứ 2” nằm trong khu vực cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt và do đó có thể hỗ trợ sự sống phát triển.
Proxima b ở gần ngôi sao mẹ hơn 5% so với Trái đất và chỉ mất 11,2 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo. Nhưng có vấn đề khác với Proxima b là bởi hành tinh này có thể là ngôi nhà của các loài sinh vật ngoài hình tinh.
Proxima b hứng chịu những tia cực tím và tia X cực mạnh phát ra từ ngôi sao mẹ, khiến môi trường sống trên “Trái đất thứ 2” này bao phủ bởi phóng xạ. Điều đó có nghĩa rằng sự sống ở Proxima b có thể sẽ khó khăn hơn và sinh vật sống phải biến đổi để ngăn phóng xạ.
Các nhà khoa học hiện chưa dám chắc rằng những hành tinh như Proxima b liệu có thể trở thành nơi sinh sống do tồn tại ntranh cãi về khả năng duy trì bầu khí quyển và nước lỏng. Các nhà khoa học cần đến những nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn bầu khí quyển của hành tinh này.
"Nếu những nghiên cứu sâu hơn xác nhận khí quyển hành tinh phù hợp để phát triển sự sống, đây có thể là một trong những phát hiện quan trọng nhất mà chúng tôi từng đạt được”, Tiến sĩ John Barnes ở Đại học Open, Anh, đồng tác giả nghiên cứu nói.
Hiện tại, các nhà khoa học đang lên kế hoạch gửi tàu vũ trụ đến Proxima b. Nhiệm vụ thăm dò có thể diễn ra trong vài thập kỉ tới. Tàu vũ trụ sẽ mất khoảng 20 năm để tới được “Trái đất thứ 2”.