Chưa có cơ chế đặc thù trong sản xuấn khiến vùng TGLX đứng trước thách thức an ninh nguồn nước hơn bao giờ hết. HUỲNH XÂY
“Giảm sản xuất lúa (tập trung tăng chất lượng) để tiết kiệm nước. Tiểu vùng Bảy Núi tập trung phát triển xoài, chuối. Tiểu vùng ven biển Tây trồng rừng ngập mặn, các tiểu vùng còn lại không làm lúa 3 vụ, chỉ làm luân canh lúa - màu, lúa - tôm” – TS Uyên khuyến cáo.
Theo các đại biểu, từ làm lúa 2 vụ, phần lớn người dân các địa phương đã tăng lên 3 vụ trong năm, từ đó tiêu thụ một lượng nước khá lớn, làm giảm và thay đổi dòng chảy của lũ, hạn chế lấy phù sa, thậm chí ảnh hưởng đến việc điều tiết nước của địa phương ngoài tiểu vùng này (Hậu Giang – PV).
PGS-TS Nguyễn Văn Sánh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL nhận định: “Việc tăng diện tích sản xuất lúa đã làm tăng khí thải nhà kính, tiêu hao lượng nước khi nguồn tài nguyên này đang ngày càng hiếm. Vì vậy, không nên tăng diện tích nữa mà cần nghiên cứu giúp xem 1kg lúa thu hoạch được tốn bao nhiêu nước, làm tăng phát thải nhà kính thế nào, từ đó có hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa hợp lý”.
Từng trực tiếp chỉ đạo thực hiện dự án canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở tiểu vùng tứ giác Long Xuyên, bà Trần Thu Hà - Giám đốc dự án cho rằng, tới đây, thay vì trồng lúa liên tục thì nên chuyển sang mô hình lúa - tôm, lúa – màu.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đồng tình và cho rằng thời gian qua, tiểu vùng luôn độc canh cây lúa, ngành khác phát triển chưa tương xứng, phá vỡ quy hoạch làm lợi nhuận của người dân giảm. Vì vậy, việc liên kết phát triển giữa các địa phương là rất cần thiết, sẽ giúp giải quyết được an ninh về nguồn nước, có nhiều cơ hội kêu gọi đầu tư. Trong liên kết này, đảm bảo không có sự tranh chấp nguồn nước, thay đổi tập quán sản xuất của người dân...