Cửa biển “con" là tên gọi của nhiều ngư dân Quảng Ngãi đối với những cửa biển nhỏ mà chỉ thuyền, thúng máy, chèo tay và những tàu đánh bắt ở vùng biển ven bờ của tỉnh, có công suất trên dưới khoảng 90 Cv mới có thể cập bến và neo đậu.
Tàu cập bến, neo đậu ở cửa biển con có công suất nhỏ trên dưới 90 Cv
Toàn cảnh cửa biển con ở Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi.
Không như số đánh bắt xa bờ, với chuyến đi kéo dài cả tháng trên biển; thời gian ra khơi của tàu thuyền ở cửa biển con dài nhất cũng không quá 24 giờ, chủ yếu ra khơi từ chiều hôm trước đến sáng sớm hôm sau thì trở về. Theo đó lượng hải sản khai thác chỉ từ 100-500 kg hải sản các loại/chuyến/tàu, thuyền.
Đưa cá đánh bắt được từ thuyền vào bờ
Chính vì vậy mà hoạt động mua bán hàng ngày tại các cửa biển con ở Quảng Ngãi thường chỉ diễn ra vào buổi sáng sớm với thời gian ngắn, khoảng 2 giờ/ngày.
Tuy nhiên với số lượng cập bến 20-40 tàu, thuyền, ghe/ngày, ngư dân ở cửa biển con đã tạo công ăn việc làm cho 20-60 lao động/buổi.
Phân loại cua, ghẹ mà người thân đánh bắt được.
Từ mua bán tại các cửa biển này, người dân trên bờ kiếm được cả triệu đồng/buổi
Chị Võ Thị Bình (32 tuổi), ở xã Tịnh Kỳ, T.P Quảng Ngãi bộc bạch: "Chồng theo tàu đi đánh bắt ở vùng biển xa, bản thân lại không có nghề nghiệp gì nên vào sáng sớm hàng ngày, tôi thường ra cửa biển nhỏ trong vùng để mua cá, cua... chở lên các chợ để bán kiếm lời. Theo đó cũng kiếm được 200.000-400.000 đồng/buổi".
Cá từ cửa biển con được người mua chở vào chợ bán để kiếm lời.
Còn bà Nguyễn Thị Minh (40 tuổi), một chủ thu mua hải sản nhỏ ở cửa biển trước Tịnh Kỳ, cùng xã không giấu giếm: "Lợi nhuận từ thu mua hải sản để bỏ mối cho người bán lẻ khoảng 600.000-800.000 đồng/buổi. Hôm nào cá, tôm vô nhiều thì 1-2 triệu đồng/buổi".