Theo đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã thụ lý điều tra 18 vụ, 78 bị can. Trong đó khởi tố mới 4 vụ, 22 bị can (thiệt hại trên 300 tỷ đồng, đã thu hồi 105, 2 tỷ đồng, đạt 35,1%); điều tra bổ sung 3 vụ, 18 bị can; tiếp nhận 2 vụ do HĐXX Tòa án TP.HCM khởi tố vụ án chuyển C46 (chưa khởi tố bị can). Kết luận điều tra và kết luận điều tra bổ sung 11 vụ, 58 bị can; đang điều tra 7 vụ, 20 bị can.
Các vụ án, vụ việc tham nhũng năm 2016 gây thiệt hại trên 240 tỷ đồng, 838m2 đất, đã thu hồi 92 tỷ 460 triệu đồng và kê biên 7 bất động sản, đạt 38,3%. Tổng cục Thi hành án dân sự đã thụ lý mới 65 vụ việc thuộc nhóm tội tham nhũng, tương ứng với số tiền 646 tỷ 616 triệu đồng, đã giải quyết xong 41 vụ việc, tương ứng với số tiền 45 tỷ 605 triệu đồng.
Ảnh minh họa.
Trong khi đó, qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành Thanh tra đã phát hiện 35 vụ, 71 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng. Cụ thể, từ tháng 1.10.2015 đến tháng 31.7.2016, Cơ quan điều tra đã thụ lý điều tra 236 vụ án, 609 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó: Khởi tố mới 128 vụ, 272 bị can; đã kết luận điều tra 103 vụ, 382 bị can; đình chỉ điều tra 5 vụ, 4 bị can; tạm đình chỉ 6 vụ, 15 bị can; đang điều tra 122 vụ, 208 bị can. Viện kiểm sát các cấp đã truy tố 236 vụ, 548 bị can về các tội danh tham nhũng.
Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 325 vụ với 873 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm 159 vụ, 402 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 46,7% (tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015); số bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm 12% 17,3% (giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2015%). Đặc biệt có 4 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân thể hiện sự quyết liệt, nghiêm minh trong xử lý tội phạm về tham nhũng.
Về việc minh bạch tài sản, thu nhập thông qua kê khai tài sản, theo Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, số người đã hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2015 là 1.004.231 người, đạt tỷ lệ 99,1% so với số người phải kê khai.
Cũng theo báo cáo của Chính phủ, có 414 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập. Việc xác minh chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ, bổ nhiệm, chỉ một số ít được yêu cầu xác minh là do trong quá trình công khai có phản ánh về việc kê khai tài sản không trung thực. Qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, chưa phát hiện trường hợp nào kê khai không trung thực.
Riêng về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, trong năm 2016 đã có 17 đơn yêu cầu cơ quan nhà nước giải trình. Số đơn đã được giải trình là 17 đơn.
Có 10 người bị tạm đình chỉ công tác, tạm chuyển vị trí công tác khác do vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng; đã có 18 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng đã bị xử lý, trong đó 5 người bị xử lý hình sự (tăng 1 người so với năm 2015); 5 người bị xử lý kỷ luật với các hình thức cách chức, khiển trách, cảnh cáo; 8 người đang xem xét các hình thức xử lý.
“Việc nâng cao trách nhiệm giải trình và xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng theo quy định đã có tác dụng đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đồng thời có tác dụng răn đe nhất định. Nhưng thực tế, số người đứng đầu bị xử lý còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý một số vụ án lớn chưa quy trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu” - Tổng TTCP khẳng định.
Về nộp lại quà tặng, qua theo dõi của TTCP, quy định về việc nộp lại quà tặng còn hình thức, không quy định về chế tài, thiếu khả thi. Việc thực hiện quy định này chưa nghiêm, hiệu quả thấp và trên thực tế cũng rất khó kiểm soát do phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ, công chức. Trong năm 2016 chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm. |