Trong điện ảnh hiện nay, các diễn viên đóng thế (cascadeur) ngày càng có vị trí quan trọng, nhất là khi xu hướng làm phim hành động, võ thuật được ưa chuộng. Để có đủ sức khỏe, sự dẻo dai phục vụ cho công việc, các diễn viên đóng thể phải tập luyện hàng ngày với cường độ cao, đi kèm với những rủi ro không ít về sức khỏe.
Võ sư Đặng Tam Thuận và diễn viên Việt Anh trong một cảnh hậu trường của "Người phán xử".
Các thành viên của CLB cascadeur Hà Nội thường xuyên tham gia vào những cảnh đánh đấm trên truyền hình.
Tại Hà Nội, câu lạc bộ cascadeur do Võ sư Đặng Tam Thuận của môn phái Bình Định gia làm chủ nhiệm là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tham gia các bộ phim điện ảnh và truyền hình với vai trò đóng thế. Các HLV, võ sinh của CLB cascadeur này từng tham gia vào nhiều dự án phim lớn như Tể tướng Lưu Nhân Chú,…
Đặc biệt thời gian gần đây, võ sư Đặng Tam Thuận và các môn sinh của CLB có tham gia đóng thế trong nhiều cảnh hành động của bộ phim truyền hình đang rất hot Người phán xử.
Võ sư Đặng Tam Thuận (áo đen, đứng giữa) và các thành viên của CLB cascasdeur Hà Nội.
Một cảnh hành động trong "Người phán xử" có sự tham gia của các thành viên của CLB cascasdeur Hà Nội
Để đạt được thành công và vị trí đó, các cascasdeur thuộc CLB cascasdeur Hà Nội phải luyện tập hàng ngày với thái độ nghiêm túc, nhiệt huyết. Bên cạnh đó, vì tập luyện các động tác với mức độ khó nên rủi ro cũng thường xuyên xảy đến với các cascadeur.
Cùng theo dõi những pha võ thuật mạo hiểm mà các cascasdeur Hà Nội thực hiện trong một ngày tập luyện:
Các thành viên CLB cascasdeur Hà Nội tham gia tập luyện.
Nữ võ sinh Nguyễn Thị Nhất, sinh năm 1998, đã theo học tại Trung tâm đào tạo võ thuật Tài năng trẻ Hà Nội được 6 năm. Hiện nay, Nhất đang là sinh viên năm nhất tại Đại học Kinh tế - Quốc dân.
Cô gái có ngoại hình nhỏ nhắn gây ấn tượng bằng sự vui tươi và nhanh nhẹn. Tuy nhiên, Nhất chưa có cơ hội tham gia các dự án phim vì nhu cầu cascadeur nữ không nhiều.
Ngoài Nhất, võ đường của Trung tâm đào tạo võ thuật tài năng trẻ Hà Nội có khá nhiều võ sinh nữ khác.
Tuy nhiên, vì đặc thù nghề nghiệp nên các võ sinh nữ ít có điều kiện làm cascadeur. "Các vai diễn trên phim cần cascadeur chủ yếu là những nhân vật kiểu giang hồ, đầu trộm đuôi cướp,.. nên có ít cơ hội cho nữ tham gia vai trò cascadeur", võ sư Đặng Tam Thuận chia sẻ.
Võ sinh nữ Nguyễn Thị Nhất thực hiện một động tác với trường đao.
Các cascadeur thuộc CLB cascadeur Hà Nội đều là những HLV, võ sinh thuộc Trung tâm đào tạo võ thuật Tài năng trẻ do võ sư Đặng Tam Thuận làm chủ nhiệm. Chính vì thế, họ đều là những người có kĩ năng võ thuật, sự dẻo dai vượt trội so với những diễn viên chuyên nghiệp.
Trong các buổi tập luyện hàng ngày, các cascadeur đều được yêu thực hiện những động tác khó, thường gặp phải trên phim trường. Leo tường 3 mét là một trong những động tác đó.
Động tác leo tường rồi quay ra đá cao được các cascadeur thực hiện trơn chu, nhuần nhuyễn.
Thực hiện thành công những động tác như thế này là điều gần như không thể đối với những diễn viên chưa có kinh nghiệm võ thuật. Đây là lúc các cascadeur thể hiện vai trò to lớn của mình, nhất là trong những bộ phim có nhiều pha hành động.
Động tác lộn người được các cascadeur thực hiện dễ dàng. Võ sư Đặng Tam Thuận yêu cầu các cascadeur không được dùng tay để hỗ trợ cho phần tập luyện này.
Các cascadeur tại Trung tâm đào tạo võ thuật Tài năng trẻ Hà Nội tập luyện hàng ngày với cường độ cao. Võ sư Đặng Tam Thuận cho biết, tất cả các cascadeur tại Trung tâm đều luôn sẵn sàng tham các dự án phim khi có lời mời bởi họ đã luyện tập nhuần nhuyễn.
Bên cạnh các động tác nhào lộn, các màn luyện tập đối kháng cũng rất được chú trọng tập luyện. Theo võ sư Thuận, đây là một trong những cảnh được sử dụng nhiều nhất trong phim.
Trong lúc tập luyện, các cascadeur đều ra đòn mạnh như thật. Tuy nhiên, do đều là những người đã tập luyện lâu năm và có kinh nghiệm nên những màn đối kháng như thế này không có sức sát thương cao với các cascadeur.
Không chỉ đối kháng bằng tay không, các cascadeur còn thường xuyên luyện tập bằng binh khí. Trên phim, sử dụng binh khí trong những phân cảnh hành động là yêu cầu cơ bản của các đạo diễn.
Các binh khí được các cascadeur sử dụng trong tập luyện đều được làm từ hợp kim nhưng đã được giảm sát thương để tránh tai nạn.
Các cascadeur đều tập luyện nghiêm túc và được yêu cầu thực hiện động tác như thật.
Sử dụng thành thạo binh khí là yêu cầu quan trọng với các cascadeur. Để làm chủ những vũ khí này, các cascadeur phải mất nhiều năm tập luyện.
Đều là dân võ và đã có nhiều năm tập luyện nhưng những tai nạn, sơ suất trong tập luyện cũng như đóng phim là không thể tránh khỏi. Trong ảnh, một cascadeur ngã xuống thảm sau cú leo tường và đá ngược ra sau không thành công.
Các vũ khí dùng trong tập luyện của CLB cascadeur Hà Nội.
Một HLV - cascadeur đang xem lại vũ khí dùng trong tập luyện. Anh cho biết những chấn thương trong quá trình tập luyện như bong gân, trật khớp,.. là chuyện như "cơm bữa".
Với các cascadeur, biểu cảm gương mặt cũng rất quan trọng vì trong nhiều phim, họ cũng được giao những vai phụ, được yêu cầu lộ mặt trước ống kính máy quay.
Võ sư Đặng Tam Thuận - chủ nhiệm CLB cascadeur Hà Nội và cũng là giám đốc Trung tâm đào tạo võ thuật Tài năng trẻ. Anh là một người tâm huyết và đam mê với nghề cascadeur.
Những cảnh nóng táo bạo giữa Phan Hải – Vân Điệp, Phan Hương – Khải... khiến khán giả vô cùng bất ngờ.