Một người phụ nữ Ấn Độ đang bị cạo trọc
Những cô gái nghèo ở Ấn Độ đã tự nguyện cạo trọc đầu mà không nhận lại được gì. Sau đó, tóc sẽ được chuyển đến cho các công nhân người Trung Quốc để gỡ rối, tẩy rửa, làm thành tóc nối, phục vụ thị trường quốc tế, Daily Mail đưa tin ngày 18.10.
Những hình ảnh đáng kinh ngạc này, đăng tải trên tờ Daily Mail, cho thấy sự thật đáng lo ngại đằng sau ngành công nghiệp nối tóc.
Quá trình bắt đầu tại một ngôi đền như đền Yadagirigutta ở miền nam Ấn Độ, nơi phụ nữ nghèo xếp hàng dài để được cạo đầu. Mái tóc của phụ nữ Ấn Độ được đánh giá cao vì hầu hết đều là tóc “còn trinh”, chưa bao giờ nhuộm, sấy khô hay cắt.
Trẻ em cũng được mẹ mang theo để cạo đầu
Trả lời phỏng vấn Daily Mail, Lavanya Kakala, 28 tuổi, nói rằng cô đem tặng mái tóc của mình cho Thần Vishnu và không cần đáp trả. Cô gái chia sẻ: "Tôi làm điều này vì tôi muốn nói lời cảm ơn với Thần của tôi.
"Tôi không quan tâm điều gì sẽ xảy ra với mái tóc của tôi sau này. Nếu những người phụ nữ với mái tóc xấu muốn sử dụng tóc cũ của tôi để xinh đẹp hơn, cũng không sao cả. Việc này còn tốt hơn là vứt tóc đi”.
Mái tóc của phụ nữ Ấn Độ được đánh giá cao vì hầu hết đều là tóc “còn trinh”, chưa bao giờ nhuộm, sấy khô hay cắt
Các ngôi đền ở Ấn Độ, nơi cạo tóc phụ nữ, có nghĩa vụ phải chuyển số tiền bán tóc cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, rất khó để theo dõi khoản tiền lớn như vậy. Ngôi đền Tirumala được biết thu về 22 triệu bảng Anh (hơn 600 tỷ đồng) mỗi năm từ việc bán tóc.
Cao đầu là một hành động diễn ra trong quá trình hành hương của phụ nữ Ấn Độ. Khoảng 50.000 xếp hàng tại các đền chùa lớn để tham gia nghi lễ này.
Tóc của những cô gái trẻ thường có nhiều keratin (protein cấu tạo nên sợi tóc), giúp chúng rất khỏe. Những mái tóc này được gọi là “vàng đen” trong ngành công nghiệp nối tóc.
Họ đem tặng mái tóc của mình cho Thần Vishnu và không cần đáp trả
Sản phẩm cuối cùng sẽ là những bộ tóc nối như thế này