Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hang tin này, Chủ tịch đảng Dân chủ tự do Nga Vladimir Zhirinovski cho rằng Trump là người duy nhất có thể để giảm độ căng thẳng leo thang nguy hiểm giữa Moscow và Washington. Ngược lại, đối thủ Dân chủ của Trump Hillary Clinton có thể châm ngòi chiến tranh thế giới ba.
"Người Mỹ bỏ phiếu bầu Tổng thống vào ngày 8/11 phải nhận ra rằng họ đang bỏ phiếu cho hòa bình trên Trái đất nếu lá phiếu của họ ghi tên Donald Trump. Nhưng nếu họ bỏ phiếu cho Hillary Hillary đó là họ lựa chọn chiến tranh. Đó sẽ là bắt đầu cho một bộ mà những Hiroshima và Nagasaki sẽ có thể có khắp mọi nơi ", Reuters dẫn lời ông Zhirinovski .
Với quan điểm dân tộc cực đoan, ông Zhirinovski được xem là đồng minh của Tổng thống Putin và ông Zhirinovski cũng nắm giữ chức Phó Chủ tịch Duma Quốc gia từ năm 2000 đến 2011. Vì vậy, việc ông Zhirinovski “chỉ mặt gọi tên” Donald Trump là người duy nhất mang lại hoà bình được xem là việc Nga can thiệp, gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
“Y kiến của ông Zhirinovsky trùng với những bất đồng sâu sắc giữa Washington và Moscow về tình hình chiến cuộc tại Syria và xung đột Ukraina và đặc biệt là sau khi Nhà Trắng chính thức lên tiếng cáo buộc Kremlin thực hiện một chiến dịch tấn công mạng chống lại các tổ chức đảng Dân chủ”, tờ báo của nước Anh bình luận.
Ở một phương diện nào đó có thể cho rằng ông Zhirinovski chủ quan và cực đoan, song nếu phân tích chiến lược, sách lược của hai ứng viên đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ trong cuộc đua tranh thì có lẽ nhận xét của Zhirinovski có phần đúng với thực tế nhiều hơn là việc cho rằng ông hô hào ủng hộ vị tỷ phú bất động sản New York. Tại sao vậy?
Bà Hillary Clinton có tính cách mạnh mẽ ngay từ nhỏ.
Chưa bao giờ một cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mà quan điểm và chương trình hành động của hai ứng viên đại diện cho hai đảng chính trị lớn tại Mỹ lại có sự khác biệt lớn như trong cuộc đua năm nay. Nền tảng tạo ra khác biệt chính là nguồn gốc xuất thân, tạo nên vị thế của hai ứng viên khi tham gia đường đua – Một chính trị gia chuyên nghiệp và một quản trị chuyên nghiệp.
Từ đó, quan điểm và chương trình hành động của hai ứng viên về ba trụ cột của nước Mỹ là lợi ích Mỹ, giá trị Mỹ, sức mạnh Mỹ, có nhiều sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau. Với ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump thì lợi ích Mỹ, mà cụ thể là lợi ích kinh tế, luôn là ưu tiên số một. Mọi xung đột lợi ích sẽ được Trump quyết tâm quyết dứt điểm nếu bước vào Nhà Trắng.
Với Trump, người Mỹ phải giữ lại được những gì mình có, nước Mỹ phải khai thác được tối đa lợi ích trong quan hệ với các đối tác, đồng minh. Trump hứa với cử tri là sẽ đưa nước Mỹ lớn hơn, hùng mạnh hơn – nước Mỹ vĩ đại – qua sức mạnh kinh tế. Ông Trump được cho rằng sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể gây xung đột lợi ích toàn cầu, miễn là Mỹ có lợi nhất.
Có thể nhận diện với Trump thì lợi ích kinh tế Mỹ sẽ quyết định lợi ích chính trị Mỹ. Khi cấm vận Nga bị xem là gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ thì Trump sẽ nhanh chóng gỡ bỏ. Nghĩa là các xung đột sẽ được giải quyết bằng các lợi ích kinh tế. Ngay cả vũ khí hạt nhân của Mỹ - trọng tâm sức mạnh Mỹ - cũng không phải là ưu tiên của Trump vì nó không được sử dụng.
Ngược lại, với phong cách của một chính trị gia chuyên nghiệp, bà Hillary sẽ đặt lợi ích chính trị của Mỹ ở hàng ưu tiên, sức mạnh Mỹ là công cụ bảo vệ và cũng là công cụ tạo lợi ích Mỹ. Với quan điểm chính trị chuyên nghiệp thì mọi thủ đoạn chính trị đều được sử dụng cho mục đích nâng cao vai trò và vị thế của Mỹ trên bàn cờ chính trị toàn cầu.
Và việc điều chỉnh bàn cờ chính trị toàn cầu luôn gắn liền với địa chính trị của các quốc gia, liên quan tới chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Do vậy, việc chiềm lĩnh mặt bằng sân khấu chính trị sẽ tạo ra xung đột chính trị và lúc đó việc giải quyết xung đột không thể dùng lợi ích kinh tế, mà phải dùng lợi ích chính trị và sức mạnh nhà nước.
Có lẽ bà Hillary sẽ kéo dài, xiết chặt cấm vận Nga vì Moscow đang được Washington xem là tác nhân gây nguy cơ ra Thế chiến III, làm hồi sinh chiến tranh lạnh và đe doạ vị thế của Mỹ. Còn sức mạnh đang trỗi dậy từ Trung Quốc thì phải được đặt trong đối trọng với sức mạnh Mỹ. TPP có thể chết yểu nhưng vai trò của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương là khó sẻ chia.
Theo Tướng John Allen, cựu Tư lệnh NATO, một người có uy tín cao trong chính trường Mỹ thì bà Hillary có cách tiếp cận cứng rắn trong chính sách ngoại giao. Ông cho rằng bà đã "buộc Trung Quốc phải hành xử một cách có trách nhiệm" và quyết "đối đầu với Putin". Về chính trị, quân sự, bà khẳng định nước Mỹ sẽ sẵn sàng hơn trong việc sử dụng sức mạnh quân sự.