Họ là công nhân trong một xưởng sản xuất tăm hương ở xã Châu Bính huyện Quỳ Châu, Nghệ An. Những xưởng sản xuất tăm hương được “lên đời” từ những bãi sơ chế luồng.
Gọi là xưởng bởi nó cũng có những “thiết bị”, nhưng theo lượng khói, bụi thì phải gọi là “lò” mới đúng. Những nhân công bị bao vây bởi màn khói hầm than, ngập chìm trong bụi từ mạt tre, luồng và cả nha bào nấm mốc để “vận hành” những thiết bị sản xuất tăm hương.
Có hay không bệnh nghề nghiệp cho những người lao động trong những cơ sở như thế này? Không ai trả lời được! Người lao động chưa bao giờ được đi khám sức khỏe, các cơ quan chức năng cũng chưa có thời gian để ngó tới những cơ sở “nhỏ lẻ” trong dân như thế này. Những người nông dân vẫn mừng vì có chỗ mà bán mồ hôi và thậm chí cả sức khỏe lâu dài để có được đồng lương 1-1,5 triệu đồng/tháng.
Công nhân làm tăm không khác gì công nhân mỏ. |
Vận hành máy vót tăm hương. |
Đập bó tăm hương vào chân để…phân loại. |
Bàn tay chai sạn của lao động nghề tăm. |
Đốt tre, luồng lấy than làm bột hương. |
Tảng đá to để hỗ trợ “dây chuyền” đánh bóng, chà bông tăm hương. |
Một góc “phân xưởng” chẻ và phân loại luồng. |
Bãi phơi luồng của một cơ sở chế biến tăm hương xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu. |
Lê Hữu Thọ