Kỹ xảo đã giúp tạo nên gương mặt cho nam diễn viên trong phim Dark Knight trở nên đáng sợ. Thoạt đầu khán giả lầm tưởng một nửa mặt trông biến dị là do cách trang điểm. Tuy nhiên thực tế mọi thứ trên trường quay đều bình thường. Một nửa gương mặt đã trở nên kinh dị nhờ vào công nghệ làm ảnh phía hậu kỳ.
Cảnh quay nổ bom trong The Avengers cũng được tạo nên bởi công nghệ làm ảnh. Không cần phải tạo nổ trên phim trường, khi lên hình vẫn rất chân thực.
Nhiều cảnh quay tưởng như đơn giản trong thực tế nhưng thực chất cũng là cảnh giả, được tạo ra bởi phần mềm công nghệ chỉnh sửa ảnh. Đây là ảnh hậu kỳ của bộ phim truyền hình nổi tiếng Game of Thrones (Trò chơi vương quyền).
Một cảnh quay trong The Walking Dead với hình ảnh một bên làn đường dày đặc xe hơi. Trên thực tế chỉ có khoảng 3 chiếc xe có ở phim trường.
Chàng người sắt Ironman trông vạm vỡ trong bộ trang phục giáp sắt tưởng như được may rất cầu kỳ nhưng thực tế chỉ là ảnh ảo do công nghệ tạo ra.
Phần tạo trang phục đặc biệt bằng phần mềm đồ họa cũng được sử dụng trong phim District 9.
Cảnh quay mờ ảo trong Alice in Wonderland khiến người xem mê mẩn là thế nhưng thực tế lại rất đơn sơ với bối cảnh chính chỉ có một phông nền xanh.
Những nhân vật trong xứ sở thần tiên của Alice cũng được tạo nên bởi công nghệ ảnh.
Với các bối cảnh phim sử thi như kiểu Game of Thrones, nhà làm phim Hollywood tận dụng tối đa việc sử dụng công nghệ ảnh.
Những bối cảnh hoành tráng nhờ đó không khiến các nhà làm phim Hollywood phải tốn quá nhiều chi phí làm thật.
Với một cảnh quay phỏng vấn ngoài đường phố trong Ugly Betty cũng cần hỗ trợ bởi công nghệ.
Series phim Chạng vạng "The Twilight Saga: Breaking Dawn" với bối cảnh rất đẹp trong phòng ngủ nhưng thực chất đằng sau chỉ là một phông nền xanh cỡ lớn.
Cảnh ngồi trên tầng thượng của một tòa nhà chọc trời với view đẹp bất ngờ này chỉ là ảo ảnh.
Việc sử dụng công nghệ đồ họa được sử dụng nhiều nhất trong các phim giả tưởng về quái vật.
Trong phim RoboCop, trang phục cũng là một sản phẩm hoàn hảo của việc đồ họa. Khung cảnh xung quanh của một phòng thí nghiệm thực chất được tạo nên trong khâu hậu kỳ.
Chỉ có cảnh thực tế là hai diễn viên của The Great Gatsby ngồi trên xe ô tô. Các bối cảnh xung quanh đều là "hàng giả".
Cảnh quay vất vả trong băng tuyết thực ra lại rất đơn giản trên phim trường. Cái khó của người diễn viên là phải hình dung ra bối cảnh thực trên phim để diễn.
Với một trận đấu có hàng nghìn khán giả, việc đơn giản là tạo nên bởi công nghệ ảnh.
Với các cảnh có sử dụng hiệu ứng kỹ xảo, người diễn viên phải tưởng tượng ra mọi thứ xung quanh mình. Khi lên hình, không một sai sót nào được phép xảy ra để khán giả nghi ngờ về tính chân thực của hình ảnh.
Vì vậy, dù sau này sự thật các cảnh quay hoành tráng trong phim Hollywood có bị khui ra, khán giả vẫn trầm trồ về tài diễn xuất và thành công của bộ phim.
Shirley Eaton trong phim Goldfinger (1964) hóa trang thành một cô gái người phủ một lớp vàng bóng. Trên phim trường, người hóa trang đã phải làm việc vất vả để quét lên lớp sơn cho nữ diễn viên.