“Lạm phát” phụ cấp
Anh Nguyễn Văn Nam (công chức trong một cơ quan nhà nước ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết dù đã đi làm được 5 năm nhưng mức lương của Nam chưa được 4 triệu đồng. “Lương thấp, nhưng may thay còn có mấy khoản phụ cấp, tiền làm dự án, tiền phụ cấp xăng xe, đi lại, tiền điện thoại… mỗi tháng cũng được một khoản kha khá, ngang ngửa tiền lương. Nếu chăm chỉ, hợp tác với mấy đối tác bên ngoài làm thêm ngoài giờ hay ngày nghỉ, có khi thu nhập còn cao hơn lương. Không vậy chắc chết đói luôn” - Nam chia sẻ.
Các chuyên gia lo ngại vấn đề “loạn phụ cấp” ngoài tiền lương (Ảnh chụp công chức làm việc ở Trạm y tế xã Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa). ảnh: Minh Nguyệt
Điều quan trọng là các bạn sẽ phải đánh đổi khi thực hiện cải cách tiền lương. Các bạn chọn phương án trả lương cao hơn hay chấp nhận nhiều nhân viên hơn? Theo tôi, để cải cách tiền lương chỉ có một cách là tăng lương và cắt giảm công chức. Đồng thời các công việc cần được đánh giá và phân loại chính xác để xây dựng thang bảng lương hợp lý”. |
Chỉ ra nghịch lý phụ cấp “át” lương như trường hợp anh Nam, ông Đặng Như Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, năm 1993 công chức Việt Nam chỉ có 9 khoản phụ cấp ngoài lương, nhưng đến năm 2016 đã có 20 khoản phụ cấp. Lương thấp, không đủ sống khiến các ngành “mạnh ai người ấy chi”. Đơn vị nào cũng đề nghị xây dựng bảng phụ cấp, thậm chí có đơn vị tiền phụ cấp còn cao hơn cả lương. Các chế độ phụ cấp lương ngày càng chắp vá, vô lý, khoản này chồng lên khoản kia, phá vỡ quan hệ tiền lương.
Theo số liệu ông Lợi cung cấp, năm 2015, có hơn 6,5 triệu người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tổng quỹ lương chi khoảng 295.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Thanh – Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tòa án Nhân dân Tối cao thì cho rằng chẳng quốc gia nào như Việt Nam, lại trả lương bằng hệ số. Mỗi quốc gia có một dải lương khác nhau nhưng đều trả bằng tiền tuyệt đối.
“Trong tất cả các chuyên gia đang ngồi đây thử hỏi có mấy người biết được lương các vị được bao nhiêu, có những khoản phụ cấp nào, hay chỉ nắm được hệ số lương, phụ cấp và con số chung chung mà thôi. Quá trình đi khảo sát, chúng tôi thấy có nơi phụ cấp còn cao hơn cả lương” - ông Thanh nói.
Lý giải cho con số này, ông Thanh cho rằng, hiện nay một số ngành được coi là đặc thù đang áp dụng mức phụ cấp khu vực lên tới 100% là bất hợp lý. Ví dụ như cán bộ công an, quân đội làm việc ở cửa khẩu Lào Cai (giáp biên giới Trung Quốc) phụ cấp còn cao hơn lương cán bộ công an, quân đội ở Thái Bình, Nam Định. “Nếu vậy rõ ràng công chức sẽ thích làm việc ở Lào Cai, bởi dù sao nó cũng nằm ở trung tâm thành phố, nhiều ưu đãi mà lại nhận được phụ cấp 100% - ông Thanh khẳng định.
Chính vì thế ông Thanh kiến nghị nên giảm các khoản phụ cấp, chỉ để lại ở một số ngành đặc thù nhưng phải đảm bảo phụ cấp chỉ bổ sung cho lương, chứ không thể cao hơn lương.
Lương kém nhưng vẫn “bảnh bao”
Ông Đặng Như Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, từ năm 2001 đến năm 2015 mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng 5,48 lần (từ 1,15 triệu lên 2,1 triệu đồng), quan hệ tiền lương cũng được mở rộng từ tính hệ số 1,28 lên 2,34, số lượng đối tượng thụ hưởng cũng tăng 1,28 lần (từ hơn 5 triệu lên mức 6,5 triệu đồng/người), tổng quỹ tiền lương và trợ cấp cũng tăng 11,2 lần (từ hơn 26.000 tỷ lên 295.000 tỷ đồng) |
Nhìn nhận thực tế này, ông Đặng Như Lợi cho rằng, mặc dù bình quân lương công chức thấp hơn lương bình quân của người lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh nhưng nhiều lao động vẫn mong muốn được vào làm việc ở khu vực Nhà nước.
“Nguyên nhân là do vào Nhà nước, lao động có thêm những mối quan hệ, hay có thêm nguồn thu từ các phần khác ngoài lương… Nói lương công chức thấp hơn lương công nhân nhưng nếu đặt 10 anh công chức đứng với 10 anh công nhân thử xem. Đương nhiên ông công chức bao giờ cũng bảnh bao, béo tốt hơn hẳn” - ông Lợi ví von.
Chính vì sự bất cập này, theo ông Thanh, nhiều thẩm phán sau một thời gian công tác mà lương thấp, áp lực cao nên bỏ ra ngoài làm tư vấn luật cho các công ty, hoặc doanh nghiệp FDI. Bước chân khỏi cơ quan nhà nước mức lương của họ đã tăng hơn chục lần, khoảng 2.000-3.000USD/người/tháng (từ 45-65 triệu đồng/tháng” - ông Thanh nói.
Để giải quyết những bất cập về chính sách tiền lương công nhân viên chức hiện nay, PGS Vũ Hoàng Ngân - Phó trưởng khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng, cần cải cách tiền lương cho công chức theo hướng 3P. Tức là trả lương theo vị trí công việc (position); theo năng lực cá nhân (person); theo thành tích, kết quả (performance).
Mặc dù vậy, khá nhiều ý kiến của các chuyên gia tỏ ra nghi ngại vấn đề này và cho rằng, thực tế việc trả lương theo hiệu quả công việc sẽ rất khó vì chẳng ai giám sát và đánh giá được năng lực và hiệu quả công việc của công chức đó. Thường thì tất cả công chức đều được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ, trừ một số người bị kỷ luật mới không hoàn thành. /.