Dự án vẫn trong giai đoạn nghiên cứu nhưng các kỹ sư đã thu được loạt công nghệ hiện đại cho phép khắc phục các trở ngại với hệ thống tự động dưới nước, bao gồm tác động tiêu cực của nước muối và áp suất.
Dưới nước có những hạn chế cho việc chuyển tải mệnh lệnh liên lạc, vì vậy các phương tiện không người lái dưới nước của tương lai sẽ có thể di chuyển không cần sự điều khiển trực tiếp từ xa.
"Mục đích là tạo ra hệ thống cho phép các phương tiện ngầm hoạt động dưới nước trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm," WP dẫn lời đại diện quân sự của Mỹ.
Chuẩn Đô đốc Michael Jabaley, người phụ trách các chương trình phát triển tàu ngầm của Hải quân Mỹ cho biết, tham vọng của Mỹ là sẽ biến tàu ngầm gần như trở thành một loại mẫu hạm dưới lòng biển, cho phép nó hoạt động trong một khu vực rất rộng ngoài đại dương.
Ngoài ra, ông Jabaley cũng hi vọng Hải quân Mỹ có thể chế tạo một hệ thống động cơ đẩy không cần trục dẫn động và cánh quạt thường thấy.
"Trong tương lai chúng ta không được phụ thuộc vào các động cơ chân vịt để đẩy tàu về phía trước. Một trong những nguyên nhân khiến tàu ngầm có tiếng ôn là bởi chân vịt tàu liên tục xoay, khiến cho nước đập vào thành tàu và truyền âm thanh ra nhiều phía", ông Jabaley nhấn mạnh.
Cho đến nay, Hải quân Mỹ vẫn được cho là có sức mạnh lớn nhất trên thế giới. Hải quân Mỹ cũng là nước đi đầu trong việc sử dụng các tàu ngầm không người lái và là lực lượng tiên phong đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phát triển tàu ngầm không người lái dù vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.