1. Đeo mặt nạ khiến con người có cảm giác ẩn danh và thoải mái hành động ác ý
Qua các nghiên cứu, giáo sư tâm lý học tại trường ĐH Stanford - Philip G. Zimbardo cho biết, mọi người trở nên hung hăng hơn khi danh tính của họ không bị ai biết.
Khi được ẩn danh, không ai biết bạn là ai, chính vì vậy bạn cảm thấy mình không phải chịu trách nhiệm pháp lý với những hành vi của mình.
Thậm chí, với sự trợ giúp của "hiệu ứng đám đông" khi tất cả mọi người cùng đeo mặt nạ, người đó sẽ càng có cơ hội hành động trái với bản tính hiền lành của mình.
Không chỉ vậy, tình trạng ẩn danh khi đăng các bình luận trên mạng cũng khiến con người phát ngôn ác ý hơn. Theo khảo sát của September Pew, ¼ người sử dụng Internet thường ẩn danh khi đăng bình luận. Cụ thể hơn, 40% người dùng Internet trong độ tuổi từ 18-29 không để tên khi đưa ra nhận xét.
Một nghiên cứu đã chọn ra ngẫu nhiên 900 người đăng bình luận về việc nhập cư. Một nửa số báo mạng cho phép đăng bình luận ẩn danh và nửa còn lại bắt buộc công khai danh tính. Kết quả cho thấy, 33% những người ẩn danh bình luận rất thiếu tôn trọng và ngược lại, 29% những người công khai thông tin cá nhân lại có những nhận xét chừng mực hơn.
Có thể thấy khi công khai tên và những thông tin cá nhân, con người thường cẩn trọng hơn khi phát ngôn trên mạng và khi được ẩn danh, họ lại có xu hướng hành xử khiếm nhã.
2. Khi một người tốt bị cho là người xấu, họ sẽ có hành động xấu
Một nghiên cứu được tiến hành ở trường ĐH Mỹ đã chỉ ra, cách con người được nhìn nhận và đối xử sẽ ảnh hướng đến hành động của họ.
Khi các nhân viên thường bị nghi ngờ và đối xử như những kẻ ăn trộm, rất có khả năng là họ sẽ ăn cắp thật. Các nhà tâm lý gọi đây là hiện tượng Pygmalion, xảy ra khi con người hành động giống với những gì mà mọi người xung quanh kỳ vọng: sinh viên bị cho là kém cỏi sẽ có học lực kém tại trường học trong khi những nhân viên được đánh giá cao lại thể hiện rất tốt tại công ty.
3. Ảnh hưởng từ môi trường
Người lao động phản ánh chính môi trường làm việc của họ. Nếu sự tham nhũng - dù lớn hay nhỏ - là một phần của nơi làm việc, người lạo động sẽ trở nên mù quáng trước sự xuất hiện của nó và lợi ích mà nó có thể mang tới.
Một nghiên cứu mới có sự tham gia của nhiều quốc gia khác nhau phát hiện rằng, những nước nào càng thiếu minh bạch và nhiều tham nhũng thì càng sẵn sàng chấp nhận hoặc đút hối lộ.
4. Con người trở nên hung hăng hơn khi có sự phân biệt đối xử
Trong một thí nghiệm vào năm 1975, nhà tâm lý học Albert Bandura đã phát hiện ra rằng việc “dán nhãn” khiến con người trở nên vô nhân đạo và có những hành vi gây hấn. Một nhóm sinh viên được yêu cầu sử dụng điện giật gây sốc với các sinh viên trường khác.
Ngay trước khi thí nghiệm bắt đầu, các sinh viên nghe thấy thư kí nói chuyện với nhà thực nghiệm và chia nhóm người bị giật điện thành 3 nhóm với những “nhãn dán” khác nhau:
- Mức độ trung bình: “Các đối tượng nghiên cứu từ trường ĐH khác đã có mặt ở đây”.
- Mức độ nhân đạo: “Các đối tượng nghiên cứu từ trường ĐH khác đã tới đây, họ trông có vẻ thân thiện”.
- Mức độ thiếu nhân đạo: “Các đối tượng nghiên cứu từ trường ĐH khác đã tới đây, trông như lũ động vật”.
Kết quả là những sinh viên nghĩ rằng các đối tượng nghiên cứu là “lũ động vật” đã nâng mức điện giật gây sốc lên cấp độ cao hơn hẳn nhóm được dán nhãn ở mức độ trung bình, trong khi đó thì nhóm sinh viên nghe tin rằng đối tượng nghiên cứu trông thân thiện lại có hành vi bớt hung hăng hơn hẳn.
5. Bạo lực
Bạo lực luôn luôn xuất hiện trong suốt lịch sử loài người, khiến một số nhà nghiên cứu kết luận rằng con người khát khao bạo lực, rằng bạo lực có sẵn trong Gen của chúng ta và ảnh hưởng đến các trung tâm não của chúng ta. Tuy nhiên, trở lại hàng triệu năm trước đây, bằng chứng cho thấy tổ tiên loài người yêu hòa bình hơn con người hiện đại, mặc dù vẫn có những dấu hiệu về tục ăn thịt người của những con người tiền sử xa xưa nhất.
Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 cho thấy, con người dường như ngày càng thích bạo lực như thể thích sex, thức ăn hay thuốc phiện.
"Hành vi xâm lược xảy ra ở hầu hết các loài vật có xương sống và là hành vi cần thiết để có và giữ nguồn tài nguyên quan trọng như bạn tình, lãnh thổ, thực phẩm", giáo sư Craig Kennedy của trường Đại học Vanderbilt ở Tennessee, Mỹ, nói. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng bạo lực ở con ngời là một xu hướng tiến hóa cần thiết để sống còn.
"Hành vi bạo lực đã tiến hóa ở nhiều loài, nó làm gia tăng sự sống còn hoặc tái sinh sản cho cá nhân. Hành vi này cũng phụ thuộc vào các điều kiện môi trường, xã hội và lịch sử của một loài. Con người được xếp vào nhóm những loài bạo lực nhất", nhà sinh vật học David Carrier của trường Đại học Utah nói.
6. Đánh bạc
Đánh bạc dường như cũng có trong Gen của chúng ta và ăn vào trí não chúng ta, điều đó giải thích tại sao một hành vi có khả năng gây tác hại như vậy lại có nhiều người mắc phải.
Thậm chí cả... khỉ cũng đánh bạc. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Neuron năm ngoái cho thấy, việc giành chiến thắng kích hoạt não bộ và khuyến khích chúng ta lao vào đánh bạc nhiều hơn. "Con bạc cảm thấy bị kích thích như tham dự một sự kiện đặc biệt", Luke Clark ở trường Đại học Cambridge cho biết. "Phát hiện của chúng tôi cho thấy não phản ứng mạnh mẽ nếu người chơi chiến thắng, và phản ứng mạnh ngay cả khi họ bị thua".
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy nếu người chơi bị thua, họ sẽ lại tiếp tục chơi bạc, họ thay đổi chiến thuật chơi và thậm chí còn đặt cược nhiều hơn.
7. Khi mệt mỏi, con người thường có xu hướng gian lận
Trong một chuỗi thực nghiệm, giáo sư trường ĐH Washington (Mỹ) đã phát hiện ra rằng bên cạnh lượng đường trong máu thấp, mệt mỏi cũng là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm trong khả năng kiểm soát bản thân của con người.
Điều này có nghĩa là khi không ngủ đủ giấc, 26% người Mỹ sẽ có khả năng gian lận nhiều hơn mức bình thường. Ông chia sẻ: “Các tổ chức cần tôn trọng giấc ngủ của nhân viên hơn. Bộ phận hành chính và nhà quản lý nên nhớ rằng, càng bắt nhân viên đến cơ quan sớm, ở lại tới tối khuya, phải trả lời email và điện thoại khi đã về nhà thì càng khiến họ có những hành vi phi đạo đức”.
8. Chấp nhận trộm vặt
Có hàng chục các cám dỗ nhỏ tại bất kỳ nơi làm việc nào. Các nhân viên thường mang đồ văn phòng phẩm, gói đường, giấy vệ sinh về nhà.
Những vụ trộm vặt nhỏ như vậy thường được bỏ qua. Vì vậy, sẽ có những vụ trộm lớn hơn một chút, chẳng hạn như nâng cao chi phí so với thực tế bỏ ra, hoặc nhận quà tặng kinh doanh trái phép. Sẽ không mất nhiều thời gian để mọi người bắt đầu gia tăng các giới hạn như vậy.
9. “Biến tấu” tên gọi hành vi xấu để cảm thấy thanh thản
Khi việc hối lộ được coi là hành động “giúp công việc trở nên trơn tru hơn” hoặc gian lận kế toán được coi là “kỹ thuật tài chính” thì các hành vi phi đạo đức nghe có vẻ bớt xấu xa đi nhiều.
Nhà nghiên cứu Kaptein cho biết, việc đặt biệt danh hoặc biến tấu tên của những hành vi thiếu trong sạch khiến con người cảm thấy đỡ bị lương tâm dằn vặt và dễ dàng chấp nhận chúng hơn.
Trong một ví dụ lịch sử, hàng triệu nông dân mất ruộng và phải bỏ đi nơi khác lập nghiệp - họ gọi đây là “sơ tán dân chúng” hay “cải tạo đường biên giới” còn hành vi bỏ tù hoặc xử án oan được gọi là “loại bỏ những yếu tố đáng ngờ.”
10. Khi con người cảm thấy bản thân không được coi trọng, họ sẽ có hành vi tiêu cực
Trong những tổ chức lớn, các nhân viên thường cảm thấy mình chỉ là một bánh răng nhỏ bé trong bộ máy khổng lồ và không được nhìn nhận một cách đúng đắn. Nhà tâm lý học Kaptein cho biết, điều này có thể dẫn đến những hành vi phi đạo đức.
Khi con người cảm thấy mình bị tách khỏi mục tiêu chung của công ty và không được bộ phận lãnh đạo quan tâm, họ sẽ có xu hướng gian lận, ăn cắp hoặc xao lãng công việc.