Ở Đức có truyền thống, gần như phong tục đã hàng trăm năm nay, trước Lễ Noel- (người Đức gọi là Lễ Weihnachten) một hoặc hai tháng, tổ chức những chợ ngoài trời gọi là chung là Weihnachtsmärkte.
Chợ Giáng sinh kéo dài cả 1, 2 tháng, không ngày nghỉ, bắt đầu đón khách từ 9 giờ tới nửa đêm, có nơi tới 2 giờ đêm mới đóng chợ. Đấy là nơi thường là trung tâm thành phố hay thị huyện, nơi bầy 1 cây thông cực cao lớn, chăng đèn kết hoa và người buôn bán chuyên nghiệp và không chuyên, có thể tới đó bán hàng hóa.
Rau hữu cơ là một trong những mặt hàng được bày bán ở chợ Giáng Sinh (ảnh: Nguyễn Văn Thọ)
Hàng hóa chủ yếu phục vụ ăn uống đặc sản của Đức, ví như xúc xích nướng vùng Muenchen, thơm ngon đậm đà, ròn tan khi cắn. Đó là các quán bán bánh mì khoai tây có ngay lò nướng than hay chế biến sẵn và cả con lợn hay bò to vật vã nướng thơm phưng phức, xèo xèo quay trên dàn than cháy rực hồng...Thức uống cũng la liệt chủ đạo trong nhiều dãy hàng, chủ yếu là bia Đức, bia tươi và bia chai.
Có một thức uống không bao giờ thiếu, không thể vắng mặt là quầy bán loại rượu vang, được pha hương liệu đun nóng. Thứ vang này uống rất thơm, chống lạnh rất tốt, nếu chưa quên, tiếng Đức gọi là Gluenwein. Ai vào chợ từ 16 tuổi trở lên cũng có trên tay 1 li Gruenwein này để nhâm nhi bên nhau làm câu chuyện trở nên ấm thêm khi tuyết lạnh rơi đầy trời.
Chợ Giáng Sinh thường thu hút rất đông người tới mua sắm, trò chuyện (ảnh: Nguyễn Văn Thọ)
Người ta cũng mang tới chợ nhiều quán hàng mô hình sản xuất nhỏ, nếu ở đó có nghề đặc trưng nổi tiếng; ví như quán rèn dao, búa, thậm chí cả kiếm dao cổ, hay dụng cụ nông nghiệp cầm tay, cho cảnh quang chợ đẹp mắt. Tại đó, còn có nơi như chợ thành phố Chemnitz, bán những thanh socola mà nom hệt như hình ốc vít, hay các dụng cụ cơ khí thật, nói nền công nghiệp nhẹ và cơ khí Chemnitz vốn là lâu đời và truyền thống.
Rất nhiều nơi, chợ Giáng sinh là chợ bán hàng hóa như băng nhạc, quần áo, mũ giầy, dép, khăn ấm. Các khu chợ nông thôn rất hay bắt gặp các thợ thủ công Đức mang hàng hóa tới bán, như khăn len, áo len, mũ len đan tay móc tay, thêu ren đủ loại rất có mầu sắc văn hóa bản địa Chợ cònlà nơi sinh hoạt văn hóa rất phong phú khi cho phép các nghệ nhân tỉnh lẻ tới biểu diễn; thậm chí họ vẽ, họ tạc tượng ngay tại chợ như ở chợ thành phố Chemnitz.
Một nghệ sĩ xiếc rong đang biểu diễn tại chợ Giáng Sinh. ảnh: Nguyễn Văn Thọ
Và, không thiếu nơi có các nghệ nhân xiếc toán lẻ vào biểu diễn khi các gánh xiếc này hành hương từ Italy từ Nam Mỹ tới tận chợ Giáng sinh Đức biểu diễn kiếm ăn. Ở các chợ Weihnachten nông thôn cũng là nơi dịp ấy các nông dân mang tới sản phẩm địa phương bán cho du khách, gồm rau quả, sản phẩm nông nghiệp như trứng tươi sạch, rau hoa bio (sinh học) các loại.
Những quán này rất đắt khách bởi người ta cổ động cho sản phẩm nông nghiệp sạch mua tận tay người sản xuất. Sinh hoạt chợ Noel, hay có tên là chợ Weihnachten, vô hình trung đem lại trước Lễ Giáng sinh một sinh hoạt không hẳn buôn bán mà mang tính văn hóa, có nhiều ý nghĩa ở trong một đất nước công nghiệp khi cường độ lao động khắc nghiệt.
Chợ Giáng sinh tạo nên sinh hoạt biểu hiện sự hòa mình, lòng bao dung và nhân ái, sự thư giãn tuyệt vời trong một loại hình kinh doanh ngoài trời hết sức phong phú, đa dạng và nhân văn. Người Việt Nam tại Đức những năm 1990 đã bám vào chợ. Dầu bán chợ Giáng sinh là sự chịu đựng lạnh giá khắc nghiệt ngài trờ có khi âm 15 độ, nhưng là mùa xúc vàng ở chợ Weihnachten. Chúng tôi có thể thu lời từ 500 thậm chí cả 5000 Đ-mác mỗi ngày chợ.
Mỗi mùa chợ buôn bán kém, cũng thu được vài chục ngàn USD tiền lời. Có bạn chợ mỗi mùa chợ đông Giáng sinh thu cả vài trăm ngàn USD. Người Đức coi chợ Weihnachten là nơi gặp gỡ, vui vẻ một ngày, cả tới nửa đêm, trước ngày Giáng sinh. Những ngày Chủ Nhật, thứ 7 người ta tới chợ đông như nước chảy. Có khi cả gia đình nô nức tới chợ, ăn uống, xem ca hát, gặp gỡ tâm tình và vấn an, trò chuyện...Có lúc chen chân không nổi, ăn, uống suốt cả đêm, nhất là phiên chợ ở các vùng tỉnh lẻ hay nông thôn, thực sự như những ngày hội triền miên tưởng như bất tận.
Sơ đồ nơi vụ khủng bố xảy ra ở chợ Giáng Sinh tại Trung tâm Tây Berlin
Nơi xảy ra vụ một xe tải khủng bố đâm 12 người chết và hơn 50 người bị thương xảy ra ở Trung tâm Tây Berlin. Đó là 1 vị trí nổi tiếng. Nơi có nhà thờ cụt, một nhà thờ bị chiến tranh II tàn phá và, người Đức vẫn giữ nguyên, dựng Nhà lục giác tưởng niệm Kaiser Wihelm. Đó là trung tâm tài chính của Tây Berlin cũ, nơi rất nhiều ngân hàng lớn, những cửa hiệu, quán ăn sang trọng nhất của Đức cùng thế giới quần tụ quanh nơi đây. Nơi có đồng hồ nước nổi tiếng. Là vị trí đẹp nhất, đông du khách nhất, như bên Đông Đức có quảng trường tháp truyền hình.
Thường thường khu chợ xảy ra sự kiện thảm khốc trên, nếu vào ngày Chủ Nhật thì chen chân không nổi và sự kiện sẽ trở nên một thảm họa ghê gớm khôn lường. Tại khu chợ xảy ra vụ thảm khốc này có hơn chục quán của người Việt Nam. Chủ yếu là các quán bán mì xào, lác đác bán nem rán...Do mặt hàng quần áo thu nhập kém mà giá mua chỗ bán ở chợ không dễ mua và đắt nên hầu như bấy nay rất vắng lều chõng bán quần áo của người Việt.
Chọn lựa khu vực chợ Giáng sinh dùng xe tải gây chết chóc là 1 tội ác kinh tởm. Nó chứng tỏ sự phi nhân tính tới tột cùng của chủ nghĩa khủng bố. Sự kiện trên làm cả nước Đức cảnh giác nên chợ Giáng sinh theo tôi được thông tin, sau sự kiện trở nên tẻ nhạt dù ngày Giáng Sinh đã rất gần kề.