Dân Việt

Sợ hãi đến mức... "tự kỷ" vì người yêu

26/08/2011 14:02 GMT+7
Khi làm "chuyện ấy", nàng giành quyền chỉ đạo, bắt tôi làm những động tác chỉ có trong phim XXX. Tôi không đáp ứng được thì nàng kết luận... tôi bị bệnh yếu sinh lý và mang về hàng đống thuốc bắt tôi uống bằng hết...

Để chiếm được trái tim của người yêu tôi bây giờ tôi đã mất hai năm theo đuổi không biết mệt mỏi. Con gái học giỏi, xinh đẹp thì khó cưa một chút là điều đương nhiên. Và khi được nàng nhận lời yêu, tôi sướng như điên. Nhưng cảm giác hạnh phúc chỉ tồn tại được vẻn vẹn khoảng ba tháng đầu tiên.

Gần đây tôi bắt đầu thấy khó chịu khủng khiếp. Đầu tiên là tôi phải thay đổi kiểu ăn mặc, kiểu tóc, thậm chí cả màu xe máy. Nhưng những thứ đó chưa kinh khủng bằng việc nàng bắt đầu cho mình cái quyền được đúng trong mọi hoàn cảnh (nhiều khi thực tế là nàng sai lè lè). Cứ gặp nhau là nàng nói, nói không ngừng, không nghỉ, không cho tôi nhận xét.

img

Phát âm tiếng Anh của tôi được giáo viên bản địa khen nức nở, vậy mà nàng vẫn bắt tôi phải nói giọng Mỹ cho nó "sang". Những người bạn thân thiết của tôi (còn nàng thì mới biết họ) cũng bị nàng đem ra so sánh và comment vô tội vạ. Định có "ý kiến" thì nàng dập ngay từ trong trứng nước. Nếu kể về sự độc đoán của nàng thì sẽ chẳng bao giờ hết. Để có được nàng, tôi đã phải đánh đổi quá nhiều thứ. Nhiều lúc tôi ngồi nghĩ không biết như thế có phải là tôi đang yêu không?

Khi làm chuyện ấy nàng cũng giành luôn quyền chỉ đạo. Anh phải làm như thế này, phải làm như thế kia… Nàng bắt tôi làm những điều quái gở, những động tác chỉ có trong phim XXX. Mà thường thì tôi không đáp ứng được những yêu cầu ấy của nàng. Nàng kết luận ngay là tôi bị bệnh yếu sinh lý và mang về hàng đống thuốc cả tây lẫn ta bắt tôi uống bằng hết. Đúng ra mỗi khi làm chuyện ấy phải hạnh phúc thì tôi lại luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Nhiều lúc tôi phải tìm cách tránh xa nàng.

Ở trường, ở lớp hay nơi làm thêm tôi là người nói nhiều và mọi người thường rất hưởng ứng những phát ngôn của tôi. Nhưng không hiểu sao cứ mỗi khi ở gần người yêu là tôi lại "mất điện". Tôi cảm giác cứ như mình là bị tự kỷ. Tôi cứ lầm lì, cứ làm những gì tôi thích, còn nàng cứ nói, cứ kết luận. Nhiều lúc chán chẳng muốn nói, chẳng muốn tranh luận.

Tôi phải làm thế nào bây giờ?

Mạnh Hùng thân mến,

Tình yêu là một loại quan hệ người với người thật đặc biệt, có nghĩa là không giống quan hệ chung chung giữa người với người trong xã hội. Như thế thì vấn đề tâm lý của tình yêu có hai vế: Tâm lý riêng của từng người khi hai người gặp nhau (thích hay không thích, tuỳ lịch sử riêng và gia đình) và tâm lý của mối liên hệ thử thách với thời gian ("hợp đồng" tình yêu có thích ứng với tính tình và quan niệm sống của nhau không). Như thế, điều kiện để yêu nhau bền vững là hai vế ấy ăn khớp, phát triển cùng độ và cùng hướng với nhau, không thấy có cái khổ dù phải biết hy sinh nhường nhịn nhau tuỳ lúc, tuỳ cơ.

Với việc phải qua truyền thông để nói lên tâm tư của mình thì quan hệ đó không/hết phải là quan hệ tình yêu mà quan hệ có nhiều khổ đau.

Khi bạn viết thư này là bạn mong muốn yêu như ban đầu nhưng với thời gian thì tình yêu biến đổi như đi vào một cõi tù tâm lý. Cũng có thể có những cặp tình nhân "chịu" và ăn khớp nhau thì ta sẽ không bàn là tốt hay xấu.

Bây giờ, trở lại với câu hỏi cuối thư của cháu là "làm như thế nào?", tôi có thể trả lời từng ý một:

1) Quan hệ ban đầu là lúc chưa biết nhau - giai đoạn làm quen: Bạn của ta có thể thay đổi không? Trong bản chất quan hệ tìm đến sự thỏa mãn thì bạn của ta có hài lòng không hay muốn hơn nữa?

2) Mình đặt câu hỏi vì mình không đồng ý hay mình còn tự tìm hiểu mình trong cái tình mới lạ kiểu này?

3) Nhận định tình hình: Tiếp tục hoặc không tiếp tục

4) Nếu tiếp tục thì có kế hoạch sửa quan hệ từ bên trong giữa hai tình nhân. Nếu không tiếp tục thì phải trình bày và trao đổi lý do ngưng "hoạt động" để mình rút kinh nghiệm cho mình và bạn rút kinh nghiệm cho bạn.

Một điểm nên chú ý là cơm đã nguội cuối chợ mà hâm nóng lại thì không ngon như lúc trước chợ… hoặc phải nấu thành cháo, tức là chế thành một món khác mà nhìn hạt gạo không còn hình tròn nữa.

Bác sĩ Liêm
 Theo Sinh viên Việt Nam