Thiết kế
K10 chỉ được trang bị vỏ nhựa thông thường, đem lại cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái khi sử dụng. Tuy nhiên, mặt sau của máy có khả năng bám dính vân tay cao.
Sản phẩm có cấu hình tầm trung, pin nhỏ.
Giống như Stylus 3, sản phẩm được bố trí phím Home ở mặt sau với chức năng quét dấu vân tay. Nhà sản xuất khẳng định, bộ phận này có khả năng hoạt động nhanh, an toàn và chính xác.
Màn hình
LG K10 có màn hình cỡ 5,3 inch.
LG trang bị cho K10 màn hình cỡ 5,3 inch như G5 “tiền nhiệm”. Kích thước này được đánh giá là vừa phải cho mọi tương tác trên màn hình, vừa tay cầm. Màn hình của máy là loại màn hình LCD với độ phân giải 1280 x 720 pixel, đem lại màu sắc sống động, hình ảnh sắc nét. Không chỉ vậy, màn hình cong 2,5D sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm cao cấp hơn.
Giao diện người dùng và bộ xử lý
Hiện K10 đã được cài đặt sẵn hệ điều hành Android 7.0. Trong khi đó, nhiều mẫu smartphone Android cao cấp khác vẫn chưa được nâng cấp lên hệ điều hành này. Đây được xem là một trong những ưu thế của thiết bị.
K10 nằm trong bộ smartphone LG K đã ra mắt trước đó.
Bên trong, máy sở hữu phần cứng tầm trung: chip xử lý MediaTek MT6750 tám lõi (octa core) với tốc độ đạt 1,5GHz; bộ nhớ RAM 2GB. Với các thông số này, điện thoại có khả năng đáp ứng các tương tác cơ bản: duyệt web, chơi game nhẹ.
Camera
Camera sau chất lượng 13MP.
Camera chính của máy có độ phân giải 13MP, đem lại hình ảnh sắc nét và sống động. Chưa hết, camera selfie còn có chất lượng 5MP, hỗ trợ chụp ảnh góc rộng 120 độ.
Pin
K10 chỉ sở hữu pin dung lượng 2800mAh. Tuy nhiên, do chỉ có màn hình chất lượng 720p nên thời lượng pin sẽ không quá ngắn.
Giá bán và ngày lên kệ
LG vẫn chưa công bố giá bán chính thức của K10. Dự đoán, giá của sản phẩm chỉ rơi vào khoảng 150 USD (tương đương 3,4 triệu đồng).