MC Lại Văn Sâm và nhà báo Phan Đăng vừa có một cuộc trò chuyện xoay quanh chủ đề “ngại tranh luận” của người Việt Nam trong chương trình Cafe sáng của VTV3.
Theo nhà báo Phan Đăng nhận định, người phương Đông ít tranh luận hơn so với người phương Tây bởi người phương Đông coi mình là một tiểu ngã, sống hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ.
Nhà báo Lại Văn Sâm đưa ra ý kiến người Việt Nam ngại tranh luận.
Ngược lại, tại xã hội phương Tây, ngay từ thời kỳ Phục Hưng đã chứng kiến sự lên ngôi của chủ nghĩa duy lý. Họ cho rằng con người phải được đặt trong thế đối chọi, chinh phục thiên nhiên.
Nói về vấn đề này, nhà báo Phan Đăng đưa ra luận điểm Việt Nam là dân tộc phương Đông lúa nước, có hai đặc điểm là sự duy tình và tính tập thể. Số đông bảo đúng là đúng. Số đông bảo sai là sai. Phép vua thua lệ làng. Chính tự ta đã hủy diệt tư duy tranh luận.
Trước ý kiến này của nhà báo Phan Đăng, MC Lại Văn Sâm nhớ lại một câu chuyện có thật của anh. MC gạo cội của nhà đài đặt ra vấn đề: chúng ta có danh hiệu con ngoan, trò giỏi. Nhưng bây giờ cũng cần phải cân nhắc thế nào là ngoan, thế nào là giỏi.
Nhà báo Lại Văn Sâm từng bị thầy giáo đuổi đánh khi học lớp 9.
Nhà báo Lại Văn Sâm kể về một kỉ niệm đặc biệt khi ông học lớp 9 tại trường Hùng Vương, Phú Thọ. Khi đó, ông học toán rất tốt nhưng lại có một lần bất đồng gay gắt về kết quả của một bài toán. Cuộc tranh luận lên đến đỉnh điểm khi thầy giáo dạy toán cầm thước kẻ đuổi để vụt và ép học trò phải nghe theo đáp án của ông. Từ đó về sau, nhà báo Lại Văn Sâm sợ và không còn dám nêu ra ý kiến nữa.
Nhà báo Phan Đăng đồng tính với quan điểm này. “Một nền giáo dục đúng sẽ cho phép đứa trẻ được mắc sai lầm. Nếu ngay từ đầu đã bắt chúng đi theo quy chuẩn, thì chúng sẽ trở thành những con vẹt”, anh cho biết.
Kết lại chương trình, nhà báo Lại Văn Sâm đưa ra quan điểm: "Mỗi người đều có tính sĩ diện. Mình có thể không thừa nhận lỗi sai, vì cái tôi cá nhân, nhưng tuyệt đối không nên cay cú. Điều đó khiến người khác nghĩ mình bảo thủ, cực đoan".
Phần chia sẻ của MC Lại Văn Sâm: