Cuối năm ngoái, ngôi sao Argentina chia tay Boca Juniors để chuyển sang chơi bóng ở Thượng Hải với mức lương 615 nghìn bảng/tuần. Tuy nhiên, không lâu sau khi chính thức đặt chân đến Trung Quốc, Tevez đã bác bỏ về thu nhập “khủng” của anh.
Tevez khẳng định mình không hưởng lương cao nhất thế giới.
"Sau trận đấu cuối cùng, tôi không để ý những gì báo chí địa phương nói về mức lương của tôi”, Tevez chia sẻ. “Để tôn trọng những đồng đội khác, thu nhập cá nhân không nên được tiết lộ. Tôi sẽ không nói cho các bạn biết con số cụ thể. Nhưng lương của tôi chẳng cao khủng khiếp đến vậy”.
Không biết thực hư sự việc ra sao. Nhưng rõ ràng tuyên bố phủ nhận của Tevez rơi vào thời điểm khá nhạy cảm – chỉ vài ngày sau khi anh “hạ cánh” ở châu Á.
Dù trong trường hợp nào, cựu cầu thủ Man Utd và Man City cũng khó có đường quay trở về châu Mỹ hay châu Âu.
Anelka và Droga cũng từng khoác áo Shanghai Shenhua như Tevez, trước khi ra đi sau chưa đầy một năm.
Shanghai Shenhua đã gài điều khoản khiến Tevez cũng như đội bóng cũ Boca Juniors của anh chịu thiệt thòi nặng nề nếu như đơn phương hủy hợp đồng.
Trong quá khứ, bộ đôi cựu ngôi sao Chelsea là Nicolas Anelka và Didier Drogba cũng “ngậm đắng nuốt cay” trở lại Anh sau khi không chịu nổi nửa năm cũng chơi cho Shanghai Shenhua.
Bất luận thế nào, ở Chinese Super League (CSL), các ngôi sao nước ngoài luôn được đối xử tốt hơn rất nhiều so với cầu thủ bản địa.
Cầu thủ nội nhận lương quá bèo bọt so với ngoại binh ở Trung Quốc.
Chưa nói đến Oscar hay Tevez, những tên tuổi đình đám “cũ” như Hulk hay Graziano Pelle đang nhận hơn 12 triệu bảng/năm. 20 cầu thủ hưởng lương cao nhất CSL đều đến từ nước ngoài.
Trong khi Top 10 cầu thủ nội được đối đãi tốt nhất cũng chỉ kiếm trên dưới 600 nghìn bảng/năm. Sự chênh lệch là quá khủng khiếp.
Lương Tevez quy đổi theo thời gian, tính theo tiền Việt 900 tỷ đồng/năm 17 tỷ đồng/tuần 2,5 tỷ đồng/ngày 101 triệu đồng/giờ 1,7 triệu đồng/phút 28.000 đồng/giây |
Hầu hết cầu thủ Trung Quốc có thu nhập trung bình khoảng 1 triệu yên, tức chưa đầy 118 nghìn bảng Anh. Tại thủ đô Bắc Kinh, con số này còn thảm hại nữa, chỉ là 10 nghìn bảng ở năm 2015.
Đó là lý do chính quyền Trung Quốc vừa lên tiếng yêu cầu các CLB của CSL cần xem lại cách đãi ngộ các ngôi sao nước ngoài. Họ nhận thấy sự chênh lệch không bao giờ có thể san lấp giữa ngoại binh và nội binh: cả về tiền bạc lẫn đẳng cấp.
Dĩ nhiên những cầu thủ hàng đầu phải nhận lương cao hơn. Nhưng đừng quên luật của CSL bắt buộc mỗi đội phải ra sân với ít nhất 7 cầu thủ Trung Quốc nếu không trọng tài sẽ không bắt đầu trận đấu.
Tháng 4 năm ngoái, LĐBĐ Trung Quốc đưa ra kế hoạch đưa nền bóng đá của họ trở thành “siêu cường thế giới” vào năm 2050. |
Trở lại năm 2011, khi những ngôi sao lớn nhất của CSL là Duvier Riascos và Muriqui – hai cái tên vô danh đến từ Colombia và Brazil. Tiếp đến là cựu cầu thủ Aston Villa và West Ham, Marlon Harewood .
“CLB cho tôi ở một khách sạn tuyệt vời trong khi các cầu thủ Trung Quốc phải sống tập trung cùng nhau, xa gia đình, trong khu tổ hợp thể thao của CLB”, Harewood nhớ lại. “Tôi đã yêu cầu được ở với các đồng đội vì nghĩ điều này sẽ giúp mình hòa nhập”.
6 năm sau, Trung Quốc đã mang về những siêu sao đích thực như Hulk, Oscar và đang mời chào cả Diego Costa. Nhưng điều kiện sống của cầu thủ Trung Quốc vẫn chưa cải thiện là bao.