Dân Việt

Ý Đảng hợp với lòng dân, nhất định sẽ thành công

20/11/2010 11:24 GMT+7
(Dân Việt) - Sau khi đăng loạt bài “Hai năm tam nông khởi sắc”, Báo NTNN nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc, các chuyên gia, nhà quản lý về vấn đề này. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng.
img
Nông dân xã Lóng Luông (Mộc Châu, Sơn La) thu hoạch ngô.

Sau hơn 2 năm thực hiện NQ 26, cái được lớn nhất là tạo ra không khí phấn khởi trong cư dân nông thôn, tạo ra được lòng tin của dân đối với Đảng, Chính phủ khi có những quyết sách mang lại lợi ích cho họ.

Kể từ khi có NQ 26, tôi đã nhận được một tín hiệu, ý thức rất cao của lãnh đạo các cấp, ngay tại Quốc hội cũng đang thảo luận rất nhiều đến vấn đề "nông nghiệp- nông dân- nông thôn". NQ 26 ra đời còn là dịp để chúng ta nhìn nhận lại nông nghiệp, nông thôn VN sau mấy chục năm phát triển.

Việc khó làm trước

img Tôi được tiếp khá nhiều các tổ chức quốc tế, họ đều rất đồng tình với chủ trương này. Họ đang tiếp cận với đề án của chúng ta để thực hiện NQ. Một NQ ra đời mà được cả trong, cả ngoài, cả trên, cả dưới, cả công nhân- nông dân, doanh nghiệp ủng hộ như vậy là một cái được rất lớn. img

Có thể nói, lần này, khi thực hiện NQ 26, Chính phủ đã lựa chọn những nơi khó khăn nhất để làm trước, không đợi hoàn thiện chính sách như Nghị quyết 30a về 62 huyện nghèo. Mặt khác, Chính phủ cũng lựa chọn những khâu nhanh nhất để cho dân làm. Đây chính là những cách làm của Chính phủ để chính sách đến được trực tiếp với người nông dân.

Qua chỉ đạo 11 xã điểm về xây dựng nông thôn mới (NTM) của Ban Bí thư T.Ư, chúng tôi nhận thấy có nhiều địa phương đã chủ động lựa chọn những xã điểm của riêng mình để làm NTM. Điều đó cho thấy, ý thức của lãnh đạo địa phương rất tốt khi họ nhận thấy cần phải làm gì cho dân, có lợi cho dân.

Từ sự chỉ đạo 11 xã điểm, chúng ta đã rút ra được cơ chế, chính sách để xây dựng NTM trên địa bàn cả nước. Sau khi hình thành Ban Chỉ đạo từ T.Ư xuống địa phương để triển khai Chương trình NTM cho thấy, tính hệ thống trong việc thực hiện rất chặt chẽ. Bây giờ, người nông dân đã tự lo cho cuộc sống từ trong nhà, trong vườn của họ. Đây chính là việc chúng ta đã "thức tỉnh" được người dân.

Có mâu thuẫn giữa chính quyền địa phương với dân

Tuy nhiên, nhìn nhận những mặt đã đạt được, chúng ta cũng thấy rõ một số hạn chế, khó khăn, tồn tại của NQ 26. Trước tiên, đó là về mặt tuyên truyền, lãnh đạo từ trên xuống dưới, cũng như người nông dân vẫn chưa hiểu đầy đủ, trọn vẹn. Trong quá trình triển khai khi đi thực tế, tôi nhận thấy dường như lãnh đạo địa phương vẫn hiểu chương trình, NQ như một đề án, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, họ chưa đề cập cao đến việc chú trọng phát triển sản xuất, đời sống tinh thần...

Có một điều chúng ta cần phải nhìn nhận một cách thẳng thắn, nghiêm túc, đó là trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay đã có một số mâu thuẫn lớn đặt ra, nhưng chúng ta lại chưa mổ xẻ đúng mức để gỡ. Vấn đề quan trọng nữa đó là đội ngũ cán bộ cơ sở ở nhiều vùng không đủ sức để tiếp nhận.

Xây dựng nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự kiên trì. Nhưng đây là lĩnh vực cần phải tập trung mọi nguồn lực thực hiện. Tôi cũng rất buồn là, có nhiều lãnh đạo bản thân xuất thân từ nông thôn, nhưng khi làm chính sách đã quay lưng lại với người nông dân. Thực ra, bây giờ công tác quy hoạch nông thôn vừa giữ gìn nông thôn truyền thống, vừa hiện đại là một khó khăn rất lớn. Theo tôi, ý Đảng đã hợp với lòng dân, bây giờ chỉ còn bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện, nhất định chúng ta sẽ thành công.