Nâng cao cả chất lẫn lượng
Theo ông Tạ Hữu Nghĩa – Trưởng phòng giảm nghèo Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NNPTNT), vào cuối tháng 12.2016, đơn vị này đã phê duyệt ban hành kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trong giai đoạn mới. Theo đó, mục tiêu đào tạo nghề cho hơn 1,4 triệu LĐNT. Riêng trình độ sơ cấp dưới 3 tháng là 1 triệu người. Trong đó, tỷ lệ LĐNT có việc làm ngay sau đào tạo đạt 80%. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch này là 2.000 tỷ đồng.
Đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn mới với tổng số vốn đầu tư lên tới 2.000 tỷ đồng (ảnh dạy nghề chăn nuôi thú y cho LĐNT ở Hà Giang). Ảnh: Minh Nguyệt
Thời gian tới Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên dạy nghề cho những vùng được liên kết có quy hoạch để sản xuất hàng hóa, vùng người dân biết tổ chức sản xuất và có nhu cầu thực sự”. Bà Nguyễn Hoàng Yến - Phó |
Ông Nghĩa cho biết, các ngành nghề được đào tạo chủ yếu sẽ là: Sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối cho người dân vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn; ngành nghề đào tạo để thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường biển.
“So với giai đoạn trước giai đoạn này dạy nghề cho LĐNT sẽ tập trung ưu tiên cho lao động vùng đặc biệt khó khăn. Thay vì dạy theo nhu cầu thì giờ đây sẽ chuyển mạnh sang dạy nghề theo định hướng” - ông Nghĩa nói.
Tăng kinh phí đào tạo và hỗ trợ
Không chỉ đổi mới về cách tiếp cận, mục tiêu và phương pháp, vấn đề kinh phí thực hiện và kinh phi hỗ trợ cho LĐNT tham gia học nghề cũng được đầu tư mạnh trong giai đoạn 2016-2020.
Theo ông Nghĩa mức hỗ trợ cho LĐNT tham gia học nghề đã được điều chỉnh tăng hơn nhiều và được quy định trong Quyết định 46/2015/QĐ – TTg.
Theo quyết định này, mức hỗ trợ tiền ăn gấp đôi. Nếu trước đây, một người học chỉ được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng người/ngày thì giờ đã tăng lên 30.000 đồng người/ngày. Mức hỗ trợ tiền học cũng tăng từ 2 triệu đồng người/khóa học (mức hỗ trợ tối đa), nay tăng lên từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ 200.000 đồng tiền xe/khóa học với những đối tượng nhà ở cách xa nơi học 15 km. Riêng với các đối tượng người khuyết tật, tham gia học nghề thì mức hỗ trợ tối đa là 6 triệu đồng người/khóa học và tiền hỗ trợ đi lại là 300.000 người/khóa học nếu chổ ở cách xa nơi học 5km.
Theo bà Nguyễn Hoàng Yến – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác, so với dự thảo đề án Dạy nghề giai đoạn mới trước đó thì mức kinh phí đầu tư cũng đã cao hơn. Trước đó, trong dự thảo mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạt hơn 1.700 tỷ đồng.