"Khi cả hai đội đều muốn chơi như thế - tấn công qua, tấn công lại - trận đấu sẽ trở nên tuyệt vời". Đây là bình luận của HLV Pep Guardiola, sau trận Manchester City thắng Monaco 5-3 rạng sáng qua. Tất nhiên, chẳng có luật nào quy định một HLV phải nói đúng suy nghĩ của mình khi trả lời phỏng vấn!
Pep Guardiola có vui với chiến thắng của Man City trước Monaco.
Một đội bóng do Guardiola huấn luyện sẽ chơi "như thế"? Đấy là điều cuối cùng những ai từng say mê Tiqui-Taca "bản quyền Guardiola" có thể tưởng tượng. Trong cách chơi mà cầu thủ của Pep cứ giữ mãi quả bóng bằng những đường chuyền ngắn liên tục, nhuyễn nhừ, thì đối thủ biết tìm đâu ra cơ hội ghi bàn?
Hồi Tiqui-Taca vươn đến tuyệt đỉnh, người ta từng thống kê đại khái là trong khoảng chục trận liên tiếp, các đối thủ của Barcelona chỉ có tổng cộng hơn chục pha dứt điểm - chứ khoan mơ tới việc ghi bàn. Tóm lại, đặc điểm phòng thủ của Tiqui-Taca cũng cao không kém gì đặc điểm tấn công trong cách chơi này.
Vâng, không nhất thiết cứ phải đánh đồng cách chơi của Man City với Tiqui-Taca, nhưng quan điểm bóng đá của Pep thì đâu có gì thay đổi! Khó mà hình dung, Pep thấy "tuyệt vời" chỗ nào khi đội bóng của ông thủng lưới 3 bàn, đều vì hàng thủ lỏng lẻo. Có chăng, sự tuyệt vời của cái tỷ số 5-3 kia chỉ dành cho khán giả - nhất là những khán giả trung lập phải lọ mọ thức đến rạng sáng, xem qua màn ảnh truyền hình.
Hàng tấn công của Man City đã có 1 ngày làm việc hiệu quả khi ghi đến 5 bàn vào lưới Monaco.
Bóng đá đỉnh cao cần hay không cần những cơn mưa bàn thắng? Đây là câu hỏi quen thuộc, nhưng lại là câu hỏi... vô nghĩa. Bởi có quá nhiều thành phần liên quan tới môn bóng đá. Không có thành phần nào đủ tư cách đại diện cho bóng đá. Và tất nhiên, mỗi thành phần đều có nhu cầu riêng, mục đích riêng, sở thích riêng, quan điểm riêng, mỗi khi tham gia vào môn bóng đá.
Phải bùng nổ các pha ghi bàn thì mới tuyệt vời? Xin nhắc lại một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển bóng đá: trận hòa 0-0 đầu tiên ở đấu trường World Cup (năm 1958). Nó chỉ xuất hiện sau 28 năm, với hơn trăm trận ở đấu trường này. Tỷ số 0-0 ở World Cup thời ấy lạ đến nỗi nó không được đưa vào biểu giá cá cược.
Càng lạ hơn khi đấy là sản phẩm chung của hai nền bóng đá nổi tiếng nhất thế giới. Một bên là Anh, quê hương bóng đá. Bên kia là Brazil, chẳng cần giới thiệu. Brazil là đội tuyển đầu tiên ra sân chơi bóng mà không ghi bàn ở đấu trường World Cup - còn có điều gì điên rồ hơn?
Nhưng hàng thủ lại mắc những sai lầm đáng trách, khác hẳn phong cách cầm bóng chủ động để hạn chế bàn thua của Pep.
Lớn hơn vài tuổi, nhưng cũng có thể nói Charlton cùng thời với một huyền thoại bóng đá khác: "hoàng đế" Franz Beckenbauer của đội tuyển Đức. Ở trận chung kết World Cup 1966, cả Charlton lẫn Beckenbauer đều chơi rất mờ nhạt ở khu giữa sân, hầu như không đáng được nhắc tới. Vì sao? Họ kèm nhau, tranh chấp với nhau, phong tỏa nhau, và họ đều thành công đến nỗi làm đối phương không thể phát huy bất cứ điều gì. Đấy cũng là cái hay... không dành cho khán giả.
Hãy trở lại với trận Man City - Monaco. Hào hứng, vui nhộn, tuyệt vời? Đồng ý. Tập hợp trích đoạn của trận đấu này có khi cũng dài gần 90 phút! Nhưng đấy là cái hay dành cho người xem. Pep cũng hào hứng khi xem các pha phòng ngự của Caballero, Stones, Otamendi - những pha bóng dẫn đến bàn thắng?
Vấn đề là chỗ: đấy là một trận đấu hay về chuyên môn! Bobby Charlton - huyền thoại vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Anh, chơi ở hàng công, từng nói: "Trên lý thuyết, một trận đấu hoàn hảo về chuyên môn phải kết thúc với tỷ số 0-0, bởi cả đôi bên đều chơi kín kẽ đến nỗi chẳng ai mắc sai lầm nào". Một triết lý... khó nuốt, trừ phi bạn là nhà cầm quân chứ không phải người xem bóng đá để giải trí.