Chăm chỉ học nghề truyền thống của cha ông, rồi anh đi làm thuê cho nhiều xưởng mộc lớn trong và ngoài tỉnh để học hỏi thêm về mẫu mã, kỹ thuật cũng như khảo sát thị trường cho đầu ra sản phẩm.
Xưởng mộc của anh Nguyễn Tất Long (trái). |
Năm 2005, khi tay nghề đã cao, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và Phòng Công Thương huyện Hương Trà đầu tư máy móc, lại được Hội ND xã tín chấp, Ngân hàng CSXH huyện cho anh Long vay 30 triệu đồng. Có vốn, anh mở xưởng sản xuất đồ mộc (diện tích 150m2).
Ban đầu việc tiêu thụ sản phẩm của anh cũng rất khó khăn. Anh tiếp tục đi tham quan, học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm làm đồ gỗ cao cấp ở các làng nghề mộc truyền thống và tìm cho mình hướng đi mới bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mở thêm cửa hàng kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ, mộc mỹ nghệ cao cấp như sa lông, trường kỷ, tủ tường...
Nhờ nhạy bén trong tiếp cận thị trường, sản phẩm đa dạng về hình thức, phong phú về chủng loại, cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng của anh Long ngày càng khẳng định được thương hiệu, thường xuyên nhận nhiều đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Hiện doanh thu của gia đình anh mỗi năm 500 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 200 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, xưởng mộc của anh còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 20 lao động, với lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
Thanh Nga