Dân Việt

Lính đào tẩu tiết lộ góc nhìn khác trong quân đội Triều Tiên

Duy Anh 13/03/2017 06:30 GMT+7
Triều Tiên là một trong những nước có quân đội lớn nhất thế giới và họ muốn được mọi người tin rằng đó là một lực lượng chiến đấu ác liệt, nhưng một người lính đào tẩu của Triều Tiên đã tiết lộ một góc nhìn rất khác.

img

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới đây tuyên bố nước này đang trong giai đoạn cuối cùng cho một cuộc thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tâm bắn vươn tới Mỹ.

Kim Joo-il đã trốn khỏi Triều Tiên đến nước Anh năm 2005 và ông đã kể lại những gì đã chứng kiến trong quân đội khi ông còn ở Triều Tiên.

Ông Kim Joo-il phát hiện ra rằng những người lính thường bỏ rơi các vị trí của mình, họ luôn bị đói và phải ăn cắp để sống. Theo Kim, những điều tồi tệ này đã gây ấn tượng mạnh đối với anh và và dù nhiều năm ''bị tẩy não nhưng nay Kim vẫn không thể quên được ký ức đó.

Nói với báo Anh Daily Star Online, ông Kim Joo-il cho biết: "Tôi đã được đào tạo và tẩy não ở trường nên tôi tin rằng những gì tôi học được ở trường là đúng.

Những gì tôi học được từ các sách giáo khoa của trường là quân đội trung thành, họ hy sinh bản thân và họ bảo vệ đất nước và người dân.

Thật không dễ dàng để mọi người vượt qua được nhận thức mà họ nhận được thông qua tẩy não, nhưng ý tưởng của tôi đã thay đổi khi tôi gia nhập quân đội.

Những người lính, để có một bữa ăn một ngày, sẽ rời vị trí của họ và ăn cắp từ người khác - đôi khi họ thậm chí  ăn cắp từ nhà của cấp trên của họ."

Ông Kim, người hiện đang xuất bản một tờ báo, cũng tiết lộ rằng, chế độ ăn nghèo nàn trong quân đội đã ảnh hưởng đến binh lính nữ như thế nào.

Theo miêu tả của ông Kim Joo- il: “Đầu tiên là họ (binh lính nữ) bắt đầu bị teo dần phần ngực, tiếp đến là rụng tóc và thứ ba là họ không thể đứng dậy khỏi giường ".

img

Ông Kim Joo-il đào tẩu khỏi Triều Tiên năm 2005 và đang sống tại London.

Một người đào ngũ khác là Kang Ji-young, cho biết anh trai cô đã được đưa về nhà sau khi bị quân đội bắt vì tình trạng suy dinh dưỡng.

Kang Ji-young nói: "Tôi đã bán mọi thứ trong nhà để cho anh ấy ăn. Anh ấy bị đưa trở lại quân đội, nhưng sau đó tôi nhận được một lá thư nói rằng anh ấy đã chết vì suy dinh dưỡng."

Cựu cố vấn Nhà Trắng, Victor Cha, cũng tiết lộ trong cuốn sách The Impossible State cũng tiết lộ rằng: "Khoảng một nửa vũ khí của Triều Tiên được sản xuất từ những năm 1960, còn một nửa kia thì cũ hơn thế."

Tuy nhiên, những lời kể của lính đào tẩu Triều Tiên thường được cho là bịa đặt để làm xấu đi hình ảnh, cũng như sức mạnh quân đội Triều Tiên.

Các trang mạng chuyên về quân sự vẫn dành cho nước này một sự đánh giá cao về sức mạnh quân đội. Global Fire Power đánh giá Triều Tiên xếp hạng 25 trên thế giới về sức mạnh quân sự. Theo trang mạng này, quân đội Triều Tiên có 700.000 lính chính quy và 4,5 triệu lính dự bị. Bên cạnh đó, nước này có khoảng 13 triệu người đủ điều kiện tham gia chiến đấu.

Điểm mạnh của lục quân Triều Tiên nằm ở lực lượng pháo binh, được đánh giá là sở hữu số lượng pháo thuộc hàng nhiều nhất thế giới và các kíp pháo thủ được huấn luyện kỹ lưỡng.

Triều Tiên cũng được đánh giá là đang sở hữu nhiều loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung như Hwasong, Rodong, cùng với đó là các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang thử nghiệm như Taepodong-2 và KN-08 với tầm bắn trên 10.000 km. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới đây tuyên bố nước này đang trong giai đoạn cuối cùng cho một cuộc thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tâm bắn vươn tới Mỹ.