1. Đảo Itsukushima, Nhật Bản
Theo tín ngưỡng đạo Shinto, hòn đảo Itsukushima là một nơi linh thiêng và việc duy trì sự “tinh khiết” của nó là mối quan tâm hàng đầu. Để thực hiện điều này, các linh lục trên đảo luôn cố gắng hết sức để đảm bảo không có người chết ở đây. Từ năm 1887, không có trường hợp chết hay sinh nở được cho phép trên đảo. Những người già sắp chết và phụ nữ mang thai sắp sinh đều được đưa vào đất liền.
Sau cuộc chiến đấm máu Miyajima vào năm 1555 trên đảo Itsukushima, chỉ huy phe chiến thắng đã ra lệnh đưa thi thể toàn bộ người chết vào đất liền. Toàn bộ hòn đào được dọn vệ sinh bằng cách vứt bỏ đất đã bị dính máu xuống biển hay xây lại những tòa nhà mới. Ngay nay, cư dân vẫn không được phép chết tại đây.
2. Longyearbyen, Na Uy
Thị trấn Longyearbyen trên quần đảo Svalbard ở Na Uy cũng không cho phép có người chết. Cộng đồng dân cư này chỉ có duy nhất một nghĩa địa nhỏ và đã dừng nhận chôn cất từ cách đây hơn 70 năm. Nguyên nhân là các xác chết ở đây không bao giờ phân hủy do nhiệt độ quá thấp. Các nhà khoa học thậm chí tìm thấy da nguyên vẹn của người đàn ông chết ở thị trấn này từ năm 1917. Khi người già hay bệnh sắp qua đời, họ được chở tới những vũng khác ở Na Uy để sống những ngày cuối cùng.
3. Thị trấn Falciano del Massico, Italia
Tại thị trấn nhỏ ở miền nam Italia, mọi người cũng không được phép chết. Nguyên nhân không phải vì môi trường hay tín ngưỡng, mà đơn giản là do nơi đây không có đất để chôn cất người chết. Khi danh giới được xác định lại vào năm 1964, Falciano del Massico đã tranh chấp quyền sử dụng một nghĩa trang cũ với thị trấn bên cạnh khiến người chết không có chỗ chôn cất.
4. Sarpourenx, Pháp
Thị trưởng Gerard Lalanne của thị trấn Sarpourenx đã ra quy định cấm người dân địa phương chết tại đây, sau khi bị một toà án Pháp từ chối kế hoạch mở rộng nghĩa trang hiện có của thị trấn. Ông thậm chí còn ra lệnh phạt nặng những người cố tình chết ở nhà, nhưng không rõ người chết bị phạt như thế nào? Quyết định đã khiến người dân địa phương rất lo lắng.
Tình trạng hãm hiếp tràn lan là di sản của hai cuộc nội chiến và sự kiểm soát lỏng lẻo của chính phủ.