Câu lạc bộ ngàn tỷ
Ông Trần Úc - Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn phấn khởi cho biết, qua 20 năm xây dựng và phát trển, thị xã Điện Bàn đã đạt những bước nhảy vọt trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong đó, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những bước phát triển đáng kể, từ một huyện thuần nông 73% giá trị sản xuất nông nghiệp (NN) là chủ yếu, cho đến bây giờ chỉ còn khoảng 8%, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên chiếm đến 82%. Từ một huyện thuần nông, cơ cấu lao động NN, đến nay lao động thương mại dịch vụ đã chiếm trên 72%. Đặc biệt, từ một huyện thu ngân sách thấp, nhưng nay tổng thu ngân sách trên cả ngàn tỉ và được xếp một trong 4 đơn vị có nguồn thu lớn nhất của tỉnh Quảng Nam…
Những năm qua thị xã Điện Bàn rất quan tâm đầu tư và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Ảnh: Đ.H
“20 năm trước Điện Bàn triển khai đề án xây dựng giao thông nông thôn (GTNT) với trên dưới 10km, đến nay thị xã đã có trên 700 km đường bê tông hóa; 20 năm trước chỉ có một thị trấn Vĩnh Điện nhỏ bé, bây giờ Điện Bàn có 7 phường, có 1 đô thị mới và rất nhiều cái dự án đô thị dự án du lịch đang triển khai. Đặc biệt, trước đây chưa có được một khu cụm công nghiệp nào, bây giờ có một 1 khu công nghiệp, 9 cụm công nghiệp và công nghiệp làng nghề, giải quyết trên 35.000 lao động. Những thành tựu đó cải thiện rõ nét trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, năm 2016 Điện Bàn cũng đã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM (13/13 xã được công nhận đạt chuẩn NTM)…” - Ông Úc phấn khởi chia sẻ.
Ngoài hai lĩnh vực lớn trên, lĩnh vực thứ 3 là văn hóa - y tế - giáo dục của thị xã Điện Bàn đã được đầu tư đồng bộ và đạt chuẩn. Các thiết chế văn hóa xã, phường, thôn, khu phố đã xây dựng các trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, hệ thống giáo dục 3 cấp đã phân bố điều khắp trên địa bàn…
Vùng kinh tế động lực phía Tây
Theo ông Úc, 20 năm qua là một chặng đường dài và thành quả đến ngày hôm nay cho thấy đó là sự kế thừa của gần 42 năm xây dựng và phát triển, đó là sự kế thừa của quá trình xây dựng của những ngày đầu giải phóng, của quá trình xây dựng văn hóa và quá trình đổi mới. Yếu tố hàng đầu để có được thành quả ấy là sự đồng thuận, đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Đặc biệt, thị xã Điện Bàn đã tập trung chỉ thị xây dựng các nghị quyết chuyên đề, nghị quyết về phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở đó, thị xã đã xây dựng các quy hoạch, đề án trình hội đồng nhân dân phê chuẩn tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện.
“Yếu tố con người vẫn là quan trọng. Điện Bàn trong những năm qua, luôn quan tâm đến con người, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, quan tâm đến đời sống nhân dân, quan tâm đến đời sống người có công, những yếu tố đó tạo ra động lực cho sự phát triển bền vững…” – Ông Úc khẳng định.
Để phát huy những thành tựu đã đạt được, mục tiêu là cố gắng xây dựng Điện Bàn trở thành thị xã phát triển vào năm 2020 để tạo đà phát triển cho những năm sau. Xác định cơ cấu và định hướng phát triển không gian vùng phía đông, phát triển công nghiệp và du lịch biển để tạo nguồn động lực, bám theo quốc lộ 1A làm thành khu đô thị dịch vụ gắng với hệ thống chính trị văn hóa. Khu vực phía tây là xây dựng NTM và xây dựng nền NN phát triển bền vững, một nền NN cung ứng cho đô thị…
Ông Úc cho biết thêm, với cái định hướng đó, Điện Bàn tập trung nguồn lực về ngân sách đầu tư cho các công trình trọng điểm, các trục kết nối đô thị đông tây như: ĐH14, hoàn chỉnh ĐH5 và ĐH8, xây dựng các khu dân cư tập trung… Nhất là tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn nữa để tiếp tục thu hút đầu tư. Đặc biệt, sắp tới đây Tập đoàn Sungroup dự kiến đầu tư khu đô thị 1.000 ha dọc theo sông Vĩnh Điện; Tập đoàn T&T xây dựng khô đô thị trung tâm ven biển trên 300ha… Bên cạnh đó, tập trung vào giải phóng mặt bằng để tỉnh hoàn chỉnh hệ thống kết nối trên địa bàn, các đường ĐT603, ĐT605, ĐT609… cùng với đường cao tốc tạo hệ thống kết nối lâu dài giữa Đà Nẵng - Hội An, và hình thành Điện Bàn vùng kinh tế trọng điểm phía bắc của tỉnh Quảng Nam.