Dân Việt

Nếu không muốn phá sản, doanh nghiệp nhất định phải tránh 4 điều này

Nguyễn Bình (Theo Entrepreneur) 05/04/2017 05:55 GMT+7
Một sai lầm nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng tới sự tồn vong của cả doanh nghiệp.

Theo tổng hợp của tờ Entrepreneur, có bốn sai lầm về tài chính mà người làm kinh doanh dễ dàng mắc phải, nhưng cũng dễ dàng tránh được để thực sự làm chủ công việc kinh doanh của mình.

img

1. Các khoản thanh toán trễ

Có một lẽ hiển nhiên đó là, chẳng có ai thích thanh toán những hóa đơn. Chúng ta thường có thói quen chỉ thanh toán chúng cho đến phút chót. Tuy nhiên, việc thanh toán muộn không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín của bạn trên thương trường.

Một gợi ý để bạn có thể thanh toán đúng hạn đó là sử dụng giải pháp thanh toán trực tuyến cho phép bạn lập hóa đơn và tính toán trực tuyến. Bằng thủ pháp này, bạn có thể dễ dàng sắp xếp tất cả các loại hóa đơn và truy cập bất cứ đâu trong bất kì thời gian nào.

2. Quên lập một quỹ dự phòng khẩn cấp

Trong quá trình kinh doanh, chắc chắn mỗi doanh nghiệp đều sẽ phải đương đầu với những khó khăn ập đến bất ngờ. Do vậy, một điều vô cùng cần thiết đó là, bạn phải có các những kế hoạch cụ thể cho những trường hợp khẩn cấp, đặc biệt trong vấn đề tài chính. Theo đó, mỗi chủ doanh nghiệp phải thành lập một quỹ dự phòng khẩn cấp đủ cho chi phí trong vòng 3 tháng. Quỹ dự phòng này cần được thiết lập ngay khi có thể, vì thực tế cho thấy, đa số các công ty mới thành lập (startup) đều nhanh chóng thất bại do thiếu vốn hoặc lạm dụng vốn. Do vậy, quỹ dữ phòng khẩn cấp được ví như vị cứu tinh của bạn khi trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra.

3. Không tách bạch giữa quỹ kinh doanh và quỹ cá nhân

Đây được xem là một trong những sai lầm phố biển và nguy hiểm nhất của các doanh nghiệp nhỏ. Các chủ doanh nghiệp nhỏ thường đánh cược cả mạng sống của mình vào công việc kinh doanh. Đây là một điều tối kị. Khi bắt đầu kinh doanh, điều bạn cần làm ngay đó là, tách riêng khoản tiền cá nhân của bạn khỏi nguồn vốn kinh doanh của công ty. Để thực hiện điều này, tác giả bài viết gợi ý, bạn nên mở một tài khoản ngân hàng cho công ty sau khi thành lập và làm một chiếc thẻ tín dụng để dễ dàng theo dõi các khoản chi tiêu. Phải đảm bảo rằng, bạn chỉ sử dụng thẻ tín dụng này cho các chi phi kinh doanh và ngược lại.

4. Mất quá nhiều thời gian cho những việc làm không giúp công ty của bạn kiếm ra tiền

Một ngày chỉ có 24 tiếng, một số người quyết định thực hiện những việc làm thông minh hơn những người khác, đó chính là lý do họ thành công. Thời gian là tài sản quý giá nhất đối với con người, do vậy hãy sử dụng nó sao cho thông minh nhất. Hãy học cách từ chối những cuộc họp hành mà theo bạn nó chẳng đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp của mình. Hãy xác định những điều đem lại giá trị thực sự và hữu hình cho doanh nghiệp của bạn, đó chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

Hãy cố gắng tuân thủ quy tắc 80/20. Cụ thể là, một khi bạn đã xác định được các hoạt động giúp doanh nghiệp của bạn kiếm tiền, thì hãy dành 80%  quỹ thời gian của mình cho những công việc đó, còn 20% thời gian còn lại dành cho những công việc bên lề khác. Nếu bạn có thể thực hiện nguyên tắc này một cách nghiêm túc, thì chắc chắn thành công sẽ gõ cửa.

Có thể phải mất nhiều năm để nâng cao những kiến thức về tài chính. Đó là một quá trình gian nan, nhưng đừng bỏ cuộc. Vì đó là những hành trang quý báu để những startup-er trẻ viết tiếp câu chuyện thành công của mình.