Một phần trong số 900 lính Mỹ đưa tới châu Âu.
Mới đây, Mỹ đã đưa thêm 900 binh sĩ nữa tới Anh, Romania và Ba Lan trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực Baltic leo thang. Tổng thống Ba Lan chào mừng các binh sĩ Mỹ và tin rằng đây là biện pháp hiệu quả để giúp quốc gia này bảo vệ chủ quyền.
Trước đây, NATO thường điều quân tới gần Nga nhằm kiểm soát và bảo vệ các đồng minh ở Đông Âu. Các địa điểm được bố trí quân lính là gần thành phố Kaliningrad, giáp biên giới Nga. Kaliningrad là một vùng đất thuộc Nga nhưng tách rời và nằm cô lập giữa các quốc gia vùng Baltic.
Hiện tại, NATO đã có 4.000 lính ở Ba Lan, Latvia, Lithuania và Estonia. Số lượng quân này là nhiều nhất kể từ thời dồn quân tới Afghanistan tham chiến. Theo hãng tin RT của Nga, Tổng thống Ba Lan Duda gọi hành động Mỹ đưa quân tới nước này là “sự kiện lịch sử”.
Ông Duda nói: “Nhiều thế hệ người Ba Lan đã chờ đợi khoảnh khắc này từ khi kết thúc Thế chiến 2. Chúng tôi đã mơ trở thành một phần của phương Tây văn minh, tự do, dân chủ và công bằng”. Cũng từ năm 2017, quân NATO đóng ở Ba Lan bắt đầu tuần tra thường xuyên hơn ở Lavia, Lithuania và Estonia.
300 phương tiện quân sự của Anh cũng đã được điều tới Estonia, trong đó đáng chú ý có xe tăng Challenger 2, Titan, Trojan và pháo tự hành AS90. Tại Lithuania, 450 lính Đức cũng hiện diện cùng quân Bỉ và Đan Mạch. Ngoài ra, Trump đã điều một số chiến đấu cơ F-35A tới khu vực bí mật ở châu Âu.
Trong tuyên bố mới nhất, Lầu Năm Góc nói rằng việc điều quân cho phép Không quân Mỹ “tăng cường năng lực tác chiến” của các loại máy bay tàng hình. F-35 là máy bay đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ nhưng đang “đắp chiếu” vì mắc nhiều lỗi kĩ thuật.
Hệ thống phòng vệ chủ động Afghanit (APS) lắp đặt trên siêu tăng T-14 Armata đã chứng minh hiệu quả trong việc đánh chặn...