Dân Việt

Ảnh động: Fast 8 "khóc thét" trước những màn nghiền nát xế hộp này

Long Hy (Theo QQ) 18/04/2017 11:39 GMT+7
Những pha cháy nổ, nhào lộn và phá hủy dàn xế triệu đô được thực hiện ra sao?

Phần 8 Fast & Furious đã chính thức ra mắt người hâm mộ từ 14.4 với nhiều pha hành động gay cấn, những màn cháy nổ, nhào lộn và phá hủy xe hơi trong xe khiến khán giả mãn nhãn và thích thú.

img

Cảnh một chiếc xế hộp bốc cháy dữ dội trên không trung trước khi bị lao tự do xuống đại dương.

img

Hằng hà sa số xe hơi bị phá hủy trên đường phố khiến người hâm mộ choáng ngợp.

img

Những chiếc xế sang “lao mình” từ một tòa nhà cao tầng như tự sát.

img

Những chiếc xe nổ tung trên sông băng thực sự là cảnh phim ấn tượng mạnh đối với khán giả.

Thực tế những màn rượt đuổi xe trên màn ảnh đã đạt đến đỉnh cao ngay từ thập niên 70. Trường quay dành cho các cảnh quay này ngày một hoành tráng và số lượng xe bị phá hủy cũng ngày một nhiều.

img

Có thể kể đến bộ phim Gone in 60 Seconds năm 1974 chính là một minh họa rõ nét nhất với những rượt đuổi và phá hủy xe đạt đến cực điểm khiến bao khán giả thót tim lẫn xót xa cho những chiếc xế hộp thời thượng lúc bấy giờ, đặc biệt là chiếc Mac 1 của Ford đời 1973 cáu cạnh bỗng chốc trở thành đống sắt vụn, méo mó.

img

Những cảnh phim trên đã giúp các bom tấn điện ảnh của Hollywood hốt vé phòng bạc. Cố đạo diễn H.B. Halicki không ngần ngại đầu tư cho The Junkman (1982) những pha “giã xe” với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử điện ảnh, khiến khán giả lúc bấy giờ sửng sốt và thực sự mãn nhãn.

Tiếp đó vào năm 1989, Halicki tiếp tục liều lĩnh khi mua về 400 chiếc xe cũ về tân trang cho những màn phá xe trong Gone in 60 Seconds 2, đưa lịch sử kỹ xảo cho các cảnh nghiền nát xế hộp lên một tầm cao mới.

Và cũng vì một sự cố liên quan đến kỹ xảo trong một cảnh phá hủy xe của bộ phim nói trên khiến vị đạo diễn thiệt mạng, bỏ lại sự nghiệp đạo diễn còn dang dở khi ông vừa bước qua tuổi 48.

img

Ngoài ra, thời kỳ này còn ghi nhận những màn rượt đuổi và phá hoại xe với lượng lớn trong các bộ phim hành động hài. Ví dụ trong The Hooper sản xuất năm 1978 mang đến cho người xem những pha về kỹ xảo “đập hộp” được quay hoàn toàn chân thực.

Đến cuối thập niên 70, đầu 80 mở ra thời kỳ của các bộ phim hành động loại B. Khán giả lúc này dành sự hâm mộ cho những diễn viên đóng thế trong các pha đua xe, rượt đuổi và phi xe trên không trung vô cùng nghẹt thở.

img

Một trong số các đại diện tiêu biểu cho loại hình này phải kể đến bộ phim The Blues Brothers. Và để cho ra những cảnh rượt xe, nhào lộn và phi xe đầy điên rồ, táo bạo cũng như không khí gay cấn trên màn ảnh, ê-kíp phim đã bỏ ra 400 USD lúc bấy giờ để mua 60 chiếc xe cảnh sát cũ về tân trang. Nhờ vậy khán giả có dịp chứng kiến hình ảnh những chiếc xe cảnh sát phi chồng lên nhau một cách ngoạn mục trên đường phố.

img

Được biết tổng cộng bộ phim đã cho phá hủy 103 chiếc xế hộp. Cũng cần phải nhắc lại cảnh quay trên còn mang lại tiếng cười đầy thú vị cho người xem bởi tính chất hài hước đến từ chính những màn oanh tạc xe không tiếc tay.

img

Bên cạnh đó trong bộ phim Kì mưu diệu kế ngũ phúc tinh (1983) của điện ảnh Hong Kong, do Hồng Kim Bảo dàn dựng, quy tụ dàn ngôi sao Thành Long, Nguyên Bưu... cũng chịu chơi với 50 chiếc xe cũ được mua về và độ lại để cho ra mắt những cảnh quay rượt đuổi xe, phi xe và nghiền nát xe đầy ngoạn mục.

img

Không lâu sau đạo diễn John Landis cho ra đời phần 2 của bộ phim tiếp Blues Brothers 2000 vào năm 1999, tiếp tục khiến khán giả mãn nhãn với những cảnh phá xe có một không hai.

Mặc dù phần lớn những bộ phim nói trên đều sử dụng xe hơi cũ và được tân trang trước khi được nghiền nát trên màn ảnh. Thế nhưng thực tế các nhà làm phim cũng tốn kém không ít tiền bạc lẫn công sức cho những cảnh quay đẹp  mắt phục vụ người xem. Cũng có thể nói mức độ lãng phí không hề nhỏ.

img

Hình ảnh trên là một cảnh quay cận cảnh màn phá xe và cháy nổ kinh điển trong bộ phim Ronin (1998).

Thế hệ đạo diễn bậc thầy trong các cảnh “bạo hành” xế hộp phải kể đến “cha đẻ” của loạt phim robot biến hình Transformers là Michael Bay.

img

Năm 2005 ông cho ra mắt bộ phim The Island và cảm thấy chỉ có những cảnh rượt đuổi xe thôi thì chưa đủ, vì vậy Bay quyết định sử dụng thêm đạo cụ khác là những bánh xe lửa, giúp tạo ra cảnh quay độc đáo và nghẹt thở trên màn ảnh.

Cảnh quay trên đặc biệt ở chỗ, Bay trực tiếp ngồi vào trong khoang lái ghi lại cảnh chiếc xe bị tấn công, điều này giúp mang lại cho khán giả cảm giấc thực sự sốc và rùng mình như chính mình là người điều khiển chiếc xe xấu số.

img

Qua thế kỷ 21 điện ảnh chứng kiến sự vượt bậc của kỹ xảo điện ảnh, giúp ích rất nhiều cho những cảnh rượt đuổi và phá hủy xế sang. Thời kỳ này không thể bỏ qua Fast & Furious. Trong Fast 5 là sự kết hợp giữa kỹ xảo vật lý với kỹ xảo CG giúp người xem vô cùng thỏa mãn và mê mẩn với loạt phim đua xe hành động hấp dẫn này.

img

Tuy vậy một bộ phim ở đỉnh cao chói lọi hơn cả về kỹ xảo phá hủy xe có lẽ phải nhắc đến bom tấn Max điên: Con đường cuồng nộ (2015), giúp đưa người xem đến tận cùng của cảm xúc. Bởi ngay cả những cảnh cháy nổ của những chiếc xe trên màn ảnh cũng đẹp một cách dữ dội. 

Sự thật

Trong khi Vin Diesel hào hứng khẳng định bạn diễn nữ thích nụ hôn của anh thì phía người đẹp thừa nhận nụ hôn của...