Tình hình bán đảo Triều Tiên đang rất căng thẳng.
Ngày 17.4, phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có chuyến thăm tới vùng phi quân sự giáp biên giới Triều Tiên-Hàn Quốc. Ông nhấn mạnh rằng “sự chịu đựng chiến lược với Triều Tiên” đã chấm dứt và Mỹ sẽ cân nhắc sử dụng vũ lực.
Đáp lời, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Han Song-ryol nói rằng “nếu Mỹ định tấn công chúng tôi, Triều Tiên sẽ đáp trả bằng phủ đầu hạt nhân theo cách thức của riêng mình”. Thậm chí, ông Han đe dọa rằng Triều Tiên sẽ sử dụng “cuộc chiến tổng lực” để trả đũa hành động quân sự của Mỹ.
Hành động “ăn miếng trả miếng” của hai bên đã trở nên khá quen thuộc sau mỗi lần Triều Tiên thử tên lửa và hạt nhân. Tổng thống Trump đang thể hiện quan điểm và hành động rất cứng rắn với chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Một số chuyên gia nói rằng nếu Mỹ tấn công Triều Tiên thì một cuộc chiến hạt nhân hoàn toàn có thể nổ ra. Họ cũng cho rằng Mỹ đang “khoa trương” nhằm gây sức ép khiến Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên trên thế giới - phải hành động.
Phó Tổng thống Mike Pence tới khu phi quân sự ở Hàn Quốc.
Jenny Town, trợ lý giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ-Hàn Quốc và biên tập viên trang 38 North nói rằng Mỹ đã đánh giá quá cao vị thế của Trung Quốc với Kim Jong-un. Jenny nói: “Trung Quốc và Triều Tiên có mối quan hệ không tốt như trước đây. Ông Kim Jong-un thậm chí còn chưa bao giờ gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”.
Jenny nói rằng trong quá khứ, Bắc Kinh có tiếng nói với Bình Nhưỡng. Giờ đây, những quan chức Triều Tiên “thân Trung Quốc” đã bị loại bỏ. Hãng tin Reuters cho biết cuộc gọi cuối cùng của quan chức Trung Quốc tới Triều Tiên thậm chí còn bị phớt lờ.
“Trung Quốc rất tức giận vì điều này”, Jenny nói. “Triều Tiên đã thay đổi nhanh hơn những gì Trung Quốc dự tính và có thể chấp nhận”. Sự khiêu khích của phía Triều Tiên khiến Trung Quốc rất khó đưa ra phương án giải quyết mối quan hệ hai bên.
Jenny nói rằng việc Mỹ kêu gọi Trung Quốc giải quyết vấn đề Triều Tiên “chỉ là một quan điểm lạc quan thái quá”. Jenny khẳng định sẽ là một sai lầm khi cho rằng Triều Tiên sẽ quay trở lại bàn đàm phán nếu Trung Quốc chặn đứng các thỏa thuận thương mại với Bình Nhưỡng. Triều Tiên có thể tìm các đối tác thương mại khác và sẵn sàng trả đũa Trung Quốc.
“Dòng người tị nạn từ Triều Tiên tràn sang là điều mà Trung Quốc chưa sẵn sàng giải quyết”, Jenny nói.
Gần đây, Mỹ thể hiện thái độ hoàn toàn từ chối các cuộc đối thoại không điều kiện với Triều Tiên và thay bằng các giải pháp quân sự bỏ ngỏ khi tình hình leo thang. Mỹ điều tàu sân bay tới gần Triều Tiên và lắp đặt hệ thống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc.
Ông Kim Jong-un cũng thể hiện thái độ rất cứng rắn với Mỹ.
“Cần có một vài cuộc đối thoại thăm dò trước”, Jenny nói về chính sách của Trump. “Mỹ muốn Triều Tiên vào bàn đàm phán nhưng thậm chí không biết trên bàn đàm phán cần nói những gì”.
Các phát ngôn đáp trả qua lại của Mỹ và Triều Tiên cho thấy rằng điều này không mang lại tác dụng. “Đe dọa sử dụng vũ lực và khoa trương sức mạnh chỉ khiến tình hình như đổ dầu vào lửa”, Jenny nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11.4 lên tiếng nhấn mạnh lại việc “giải quyết vấn đề” mà không cần Trung Quốc và...