Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, đoàn tàu của Hải quân Cộng hòa Pháp gồm tàu chỉ huy, tàu đổ bộ Mistral cùng tàu hộ tống Le Courber bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 15-21.4. Dự kiến Hải quân hai nước sẽ giao lưu và tiến hành hoạt động luyện tập chung. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong đội tàu chiến Pháp thăm Việt Nam, bên cạnh chiếc Mistral quen thuộc, thì có lẽ đây là lần đầu tiên mà tàu chiến tàng hình Le Courber đến đất nước hình chữ "S". Điều đáng lưu tâm là khi tìm hiểu sâu về con tàu này, hóa ra nó thuộc lớp tàu hộ vệ tàng hình tiên tiến bậc nhất thế giới La Fayette. Nguồn ảnh: Wikipedia
Lớp La Fayette nổi bật với thiết kế tàng hình độc nhất vào thời điểm nó ra đời. Giảm tiết diện phản xạ sóng radar được tạo nên nhờ cấu trúc thượng tầng góc cạnh, mặt phẳng lì và sử dụng nhiều vật liệu hấp thụ sóng radar, vật liệu composite bằng gỗ và sợi thủy tinh cứng như thép nhưng nhẹ và chống cháy. Trông La Fayette còn gọn gàng hơn nhiều so với lớp tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 mà Nga đóng cho Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia
Le Courbet (F712) là chiếc thứ 3 trong 5 tàu hộ vệ lớp Le Fayette được đóng cho Hải quân Cộng hòa Pháp. Con tàu được hạ thủy ngày 12.3.1994, chính thức biên chế vào ngày 1.4.1997. Nó có lượng giãn nước toàn tải lên tới 3.600 tấn, dài 125m, rộng 15,4m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu chiến Pháp thăm Việt Nam được trang bị 4 máy diesel SEMT Pielstick 12PA6V280 ST C2 công suất 21.000 mã lực cho tốc độ di chuyển tối đa 25 hải lý/h, dự trữ hành trình lên tới 9.000 dặm với tốc độ 12 hải lý. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các tàu chiến Pháp thường rất nổi bật với hệ thống cảm biến tiên tiến. Tất nhiên Le Courbet nói riêng và La Fayette nói chung không ngoại lệ, con tàu được trang bị radar giám sát đa nhiệm DRBV 15C cùng hệ thống điều khiển hỏa lực và nhất là hệ thống tác chiến điện tử đồ xộ. Trong ảnh là anten của DRBV 15C có khả năng phát hiện có khả năng phát hiện mục tiêu đối không - đối hải ở cự ly 170km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thế nhưng, đáng ngạc nhiên là dù sở hữu thiết kế tàng hình độc đáo cùng hệ thống cảm biến tiên tiến thì Le Courbet lại khá yếu về hỏa lực. So với Gepard 3.9, Le Courbet chỉ được trang bị tên lửa hành trình MM40 Exocet Block 2 có tầm bắn giới hạn 70km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kinh ngạc hơn, mặc dù có kích cỡ lớn, thế nhưng người Pháp lại không tích hợp cho lớp La Fayette một hệ thống phòng không tầm trung, mà thay vào đó chỉ là hệ thống tên lửa tầm thấp Crotale CN2 - phiên bản của hệ thống phòng không lục quân Crotale. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là module chiến đấu của Crotale CN2 đặt trên các tàu chiến lớp La Fayette. Hai bên tháp pháo lắp 4 tên lửa hải đối không tầm thấp (dưới bệ phóng còn có kho đạn 16 viên có thể tái nạp tự động), ở giữa đặt đài radar thám sát và chỉ thị mục tiêu có tầm hoạt động 20km, ngoài ra còn có hệ thống dẫn đường truyền hình và camera hồng ngoại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đạn tên lửa của Crotale CN-2 có thể tấn công tiêu diệt mục tiêu như tên lửa hành trình, máy bay, UAV ở cự ly tối đa 11km, trần bắn tối đa 6km. Tên lửa sử dụng bộ dẫn đường radar bán chủ động. Nhìn chung đây cũng là loại tên lửa đối không hiện đại, thế nhưng vẫn là chưa tương xứng với La Fayette. Dẫu vậy, có lẽ với Hải quân Pháp, cấu hình như vậy là đủ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài hệ thống tên lửa, tất nhiên tàu chiến Le Courbet đang ở thăm Việt Nam còn có hệ thống pháo gồm một bệ pháo hạm đa năng 100mm có thể tiêu diệt mục tiêu mặt nước ở cự lỵ 12.000m, mục tiêu trên không cách 6.000m, tốc độ bắn 78 phát/phút. Nguồn ảnh: Wikipedia
Và hai bệ pháo tự động 20mm modele F2 để phòng không hoặc tấn công mục tiêu cự ly gần. Với tốc độ bắn chỉ 720 phát/phút, nó được cho là quá yếu để có thể khắc chế tên lửa hành trình chống hạm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Một điểm gây ngạc nhiên nữa trên Le Courbet là nó không được trang bị sonar cũng như ngư lôi chống ngầm. Nhiệm vụ này phải dựa hoàn toàn vào trực thăng săn ngầm Panther hoặc NH-90 theo kèm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy có hệ thống vũ khí hơi yếu kém so với kích thước và thiết kế tàng hình. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì Le Courbet hay La Fayette được Hải quân Pháp lựa chọn theo ý muốn của họ. Họ có lý do để chấp nhận cấu hình vũ khí như vậy. Ngoài ra, vì là thiết kế kiểu module, cho nên khi cần họ có thể nâng cấp cấu hình dễ dàng. Thực tế thì Tập đoàn DCNS đã thiết kế cấu hình La Fayette rất mạnh cho Hải quân Singapore, được trang bị tên lửa phòng không tầm thấp – trung Aster 15/30, ngư lôi 324mm. Nếu Việt Nam có nhu cầu thì Pháp hoàn toàn có thể đáp ứng được. Nguồn ảnh: Wikipedia