Triều đại phong kiến Trung Quốc đã kết thúc hơn 1 thế kỷ, nhưng sự thật về cuộc sống của các cung nữ phi tần trong tam cung lục viện suốt hàng nghìn năm qua vẫn còn là điều bí ẩn. Qua phim ảnh, hậu thế có thể biết được sự xa hoa hào nhoáng mà người thường không thể với tới, nhưng thực sự đằng sau cuộc sống nhung lụa ấy là sự cô độc bi thương khó thoát ra được.
Cuộc sống “cá chậu, chim lồng”
Từ khi tiến cung năm 16 tuổi cho tới 60 tuổi, cuộc sống của phi tần cung nữ của hoàng đế phong kiến Trung Quốc được ví như “cá chậu, chim lồng” luôn bị bó buộc bởi hàng trăm luật lệ hà khắc, gọi chung là “cung quy”.
Sống trong môi trường bí bách và thiếu sinh khí như vậy, đa phần phi tần cung nữ ở hậu cung đều không thọ. Vào cung từ lúc còn được gọi là “thiếu nữ”, nhưng nếu không may mắn được bề trên chọn lựa thì phần đông đều qua đời do đau buồn, bệnh tật khi tuổi đời còn trẻ.
Từ Hy Thái Hậu
Tải Phong được triều đình phong làm Nhiếp Chính Vương để phò tá triều chính cho con trai còn nhỏ dại. Đây là bức ảnh Tải Phong chụp chung với các con. Hàng sau bên trái lần lượt là: Uẩn Anh (con gái lớn), Tải Phong, Phổ Nghi. Hàng trên từ trái sáng: Uẩn Hinh (con gái thứ 5), Uẩn Dĩnh (con gái thứ 3), Phổ Nhiệm (con trai thứ 4), Uẩn Ngu (con gái thứ 6), Uẩn Hoan (con gái thứ 7), Uẩn Hòa, Uẩn Nhàn.
Khi Phổ Nghi lên 8, Long Dụ thái hậu qua đời. Thời gian sống với thái hậu Long Dụ tương đối dài nên bà là người đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong ký ức tuổi thơ của Phổ Nghi. Ngoài ra còn có bốn thái phi khác là Đoan Khang của Quang Tự, KínhÝ, Vinh Huệ, Trang Hòa của Đồng Trị luôn quản giáo Phổ Nghi. Sau này, vì mâu thuẫn giữa Đoan Khang thái phi và mẹ đẻ khiến bà tự sát mà tình cảm giữa Phổ Nghi và thái phi Đoan Khang bị chia rẽ. Trong ảnh là Đoan Khang thái phi chụp cùng với gia đình.
Ảnh chụp các phi tần trong vườn của Tử Cấm Thành.
Năm Phổ Nghi 14 tuổi thì gặpbthầy giábodạy tiếng Anh Reginald Fleming Johnston. Đây chính là người có ảnh hưởng rất quan trọng trong cuộc đời Phổ Nghi.
Tháng 10.1924, khi Phổ Nghi và Uyển Dung đang cùng nhau ăn hoa quả và tán ngẫu ở cung Trữ Tú thì Phùng Ngọc Tường đã cử Lộc Chung Lân vào tử cấm thành và yêu cầu họ nội trong 3 tiếng phải xuất cung. Phổ Nghi đã trở về nhà cha đẻ sau đó thông qua công sứ quán Nhật Bản rồi chuyển đến sống tại tô giới của người Nhật ở Thiên Tân. Bức ảnh này được chụp trong khoảng thời gian này.