Triều Tiên tập trận tên lửa.
Theo Dailycaller, một chuyên gia quan sát tin rằng, Lầu Năm góc đang "hack" tên lửa Triều Tiên, khiến chúng bị rơi ngay sau khi được phóng. Có một số căn cứ cho tuyên bố trên.
Trong một bài báo hồi đầu tháng 3, báo The New York Times cho biết, chính quyền Obama cách đây 3 năm đã chỉ thị cho Lầu Năm góc phải phá hoại các tên lửa Triều Tiên bằng cách sử dụng các chiến thuật được gọi là left of launch (Tả Xung) - các cuộc tấn công liên quan đến công nghệ không động sẽ được bắt đầu trước khi tên lửa đến được đường tấn công hay chỉ mới được phóng lên buộc nó thất bại.
"Thâm nhập thành công vào hệ thống vũ khí của Triều Tiên sẽ đại diện cho một "thành tựu trí tuệ vĩ đại. Triều Tiên là một trong những mục tiêu tình báo khó khăn nhất hành tinh. Triều Tiên là một nơi cực khó xâm nhập, khó hơn rất nhiều so với Iran", tiến sĩ Nicholas Eberstadt, một chuyên gia an ninh quốc tế tại Viện Doanh nghiệp Mỹ chia sẻ.
Mỹ từng phá hoại chương trình hạt nhân của Iran thành công nhờ phần mềm độc hại Stuxnet. Sau thành công đó, Mỹ được cho là đã cố gắng thực hiện cuộc tấn công tương tự nhắm vào Triều Tiên cách đây vài năm nhưng không thành công công.
Tuy nhiên, giờ đây nhiều chuyên gia tin rằng Mỹ hiện đã có khả năng xâm nhập vào hệ thống vũ khí Triều Tiên.
"Việc Triều Tiên phóng tên lửa thất bại hoàn toàn có thể vì họ đã bị xâm nhập bằn các phương tiện mạng", Steve Bucci, một cựu quan chức Lầu Năm Góc hiện đang là một chuyên gia an ninh mạng tại Quỹ Heritage nhấn mạnh.
Tương tự, David Kennedy, một chuyên gia về chiến tranh mạng và tình báo khẳng định với Business Insider rằng, Mỹ có 100% khả năng ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân bằng cách phá hoại tên lửa Triều Tiên.
Tờ Times chỉ ra rằng, những thất bại của tên lửa tầm trung Musudan là bằng chứng cho thấy Mỹ đang hack tên lửa Triều Tiên. Triều Tiên đã thử tên lửa này 8 lần năm ngoái nhưng chỉ thành công 1 lần. Tỷ lệ thất bại lên tới 88% là rất hạn chế, đặc biệt là khi so với tỷ lệ thất bại 13% của nguyên mẫu của nó thời Liên Xô.
Triều Tiên thử tổng cộng 66 tên lửa kể từ năm 2014 và 51 tên lửa đã thành công, Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình không phổ biến vũ khí Đông Á của Trung tâm nghiên cứu không phổ biến James Martin viết. Theo Jeffrey, tỷ lệ Triều Tiên thử tên lửa thành công lên tới 77,2% kể từ khi Mỹ bắt đầu chiến dịch hack tên lửa nước này.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác không nghĩ như thế. Theo họ, Triều Tiên đã phóng 8 tên lửa đạn đạo năm nay và chỉ 3 vụ thử thất bại. Điều đó cho thấy những thất bại này có khả năng liên quan đến tốc độ phát triển và sự khó khăn của khoa học tên lửa hơn là do bị nước ngoài can thiệp vào các vụ thử.
Hơn nữa, Triều Tiên cũng đã thử thành công tên lửa tầm trung mới KM-15 di động nhiên liệu rắn hồi tháng 2.