Đô đốc Mỹ Harris (phải) cho rằng phải khẩn cấp đưa tên lửa đến Hawaii để bảo vệ hòn đảo này trước nguy cơ bị Triều Tiên tấn công.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ nói rằng, Hawaii rõ rang đang có nguy cơ đe doạ trong hôm nay, tờ Daily Star đưa tin. Đô đốc Harris cũng cho biết thêm, hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đã được triển khai tới Hàn Quốc và sẽ được khởi động "trong những ngày".
Ông nói rằng các biện pháp phòng Hawaii có thể làm “ngay bây giờ". Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng: "Tôi tin rằng kiến trúc tên lửa đạn đạo của chúng ta đủ để bảo vệ Hawaii hôm nay - nhưng nó có thể bị choáng ngợp."
Nếu Kim Jong-un bắn "làn sóng" tên lửa, Hawaii sẽ không thể bắn trả tất cả. Đô đốc khuyên quân đội nên xem xét việc đặt radar mới trên hòn đảo Thái Bình Dương.
Ông cũng cho biết những tên lửa "đánh chặn" mới cũng sẽ được lắp đặt để đánh bật tên lửa của nhà lãnh đạo Kim Jong Un ra khỏi bầu trời. Ông cảnh báo, không còn nhiều thời gian để hành động bởi Triều Tiên sẽ phát triển một tên lửa và có thể tấn công Mỹ.
Đô đốc Harris nói: "Tôi không chia sẻ sự tự tin với các bạn rằng, Triều Tiên sẽ không tấn công Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ ... một khi họ có khả năng".
Ngày 26.4, theo Reuters, chính quyền Mỹ cũng cho biết, chiến lược của Tổng thống Donald Trump về Triều Tiên sẽ là hướng tới gây sức ép để Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa thông qua siết chặt các biện pháp trừng phạt, đồng thời để mở cánh cửa đối thoại.
Tuyên bố chung của Ngoại trưởng Rex Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats nêu rõ: "Mỹ theo đuổi sự bình ổn và giải giáp hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình. Chúng tôi để mở khả năng đàm phán hướng tới mục tiêu này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẵn sàng bảo vệ bản thân và các đồng minh.
Chúng tôi sẽ hối thúc các thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế tăng cường sức ép với Triều Tiên để thuyết phục chế độ này xoa dịu tình hình leo thang và trở lại con đường đối thoại". Tuyên bố khẳng định, Washington sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp ngoại giao và trừng phạt bổ sung để đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán.
Trong khi đó, giới quan sát cho rằng trò chơi thách đố giữa Washington và Bình Nhưỡng đã trở nên nguy cấp. Nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6 như dự kiến, hơn bao giờ hết sẽ nhiều khả năng đẩy tình hình vượt qua điểm có thể vãn hồi. Tất cả các bên liên quan đều sẽ chịu hậu quả và Bình Nhưỡng chắc chắn bị tổn thất nặng nề nhất.
Theo kịch bản tối ưu, các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc chưa từng có tiền lệ mà Liên hợp quốc áp đặt sẽ giáng đòn mạnh xuống toàn bộ hoạt động công nghiệp của Triều Tiên và nước này khó có khả năng duy trì phát triển xã hội. Nếu Mỹ triển khai các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, Bình Nhưỡng sẽ buộc phải có quyết định sống còn.
Khi đó, nếu Triều Tiên không sử dụng đòn đáp trả chiến lược, sẽ mất đi khả năng răn đe và Washington sẽ chiếm vai trò chủ đạo. Nếu Bình Nhưỡng chọn cách trả đũa Seoul, Mỹ và Hàn Quốc sẽ tấn công chính quyền Bình Nhưỡng mà không cần suy tính. Trong tình huống rủi ro cao này, các bên rất nhanh chóng mất kiểm soát. Không bên liên quan nào muốn một tình huống như vậy song nếu trò chơi bắt đầu, không bên nào có thể dừng lại được.