Dân Việt

Điều gì đã “tiếp sức” cho cây mía tím đặc sản ở Hòa Bình?

Bón phân Văn Điển giúp mía có lá màu xanh sáng, ngọn nở, thân màu tím sẫm, tăng vị ngọt thơm, tăng khả năng chống đổ và chống rét. Mía được bón phân Văn Điển sẽ giảm sâu đục thân và rệp; đất trồng mía ngày càng màu mỡ do được bổ sung chất trung, vi lượng...

img

Nhờ trồng mía tím đúng kỹ thuật, nhiều hộ gia đình nông dân ở Hoà Bình đã có thu nhập khá. Ảnh minh hoạ

Nhu cầu dinh dưỡng lớn

Mía là cây công nghiệp chủ yếu để sản xuất ra đường, là cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất thích hợp là đất phù sa, có tầng canh tác dày, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Mía là cây có năng suất cao, có khả năng tạo ra lượng sinh khối rất lớn. Chưa đầy một năm, 1ha mía có thể cho từ 70 - 100 tấn mía cây chưa kể lá và rễ, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của mía rất lớn. Để có năng suất 100 tấn, mía lấy đi trong đất 142-200kg N, 42-85kg P2O5 ,314-425kg K2O, 25kg S, 400kg Silie, 2-3kg Fe, 1kg Mn, 0,11-0,05kg Cu, 0,02-0,05kg Zn, 0,1-0,2kg B. Số dinh dưỡng trên tương đương 310-435kg ure, 262-532kg supe lân…

Do đặc tính và yêu cầu đất đai dinh dưỡng như trên, đặc biệt là cần nhiều dinh dưỡng, ngoài đạm, lân, kali, còn phải bón các chất trung vi lượng và nên sử dụng lân có tính kiềm, do đó dùng phân Văn Điển cho cây mía rất phù hợp. Ở miền Bắc, Hòa Bình là tỉnh trồng mía nhiều, diện tích mía hằng năm khoảng 9.000ha. Đất ở Hòa Bình chủ yếu là đồi, núi, đất dốc, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Qua nhiều năm canh tác, do kinh tế khó khăn và tập quán canh tác ít hoặc không đầu tư phân hữu cơ, bón nhiều phân hóa học, trồng loại cây tốn nhiều dinh dưỡng... nên đất ngày càng bị thoái hóa, nghèo kiệt, chai cứng, độ chua cao, thiếu các chất trung vi lượng.

img

  Bón phân Văn Điển giúp mía thêm ngọt thơm, tăng khả năng chống đổ... ảnh: Internet

Giúp mía tăng chất lượng

Cách bón phân Văn Điển:
Bón lót 1ha: 20-30 tấn phân hữu cơ, 500-600kg phân lân Văn Điển. Nên thay thế phân lân Văn Điển bằng phân NPK Văn Điển 6-12-5, 25-30kg/sào (670-810kg/ha). Rạch hàng bón phân hữu cơ, phân lân hoặc phân NPK Văn Điển; lấp 1 lớp đất mỏng kín phân rồi đặt hom.
Bón thúc: 1 sào 30-40kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển 15-5-20, chia đều ra làm 2 đợt: đợt 1 khi mía đẻ nhánh sau trồng khoảng 35-40 ngày. Đợt 2 khi mía bắt đầu vươn cao, khoảng 35-40 ngày sau đợt 1.

Lân Văn Điển là loại phân chậm tan, chỉ tan trong dịch axít yếu do rễ cây tiết ra, vì vậy loại phân này rất phù hợp với đất dốc vì sẽ hạn chế sự rửa trôi. Phân có tính kiềm với tỷ lệ canxi tương đối cao nên có tác dụng cải tạo đất chua. Ngoài dinh dưỡng chính là lân, Lân Văn Điển còn có đầy đủ các chất trung, vi lượng giúp cho cây trồng tăng năng suất, chất lượng, tăng sức chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất.

Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển - trong đó có phần đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho mía, do thành phần dinh dưỡng chính có lân Văn Điển nên cùng có đặc tính và tác dụng như vậy.

Bà Đinh Thị Lâm - Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình cho biết: “Bón phân Văn Điển giúp mía có lá màu xanh sáng, ngọn nở, thân màu tím sẫm, tăng vị ngọt thơm, tăng khả năng chống đổ và chống rét... Ngoài ra, bón phân Văn Điển, mía đỡ bị nứt cây, giảm sâu đục thân và rệp; đất đai ngày càng màu mỡ, nhất là bổ sung cao chất trung, vi lượng.