Dân Việt

Người kế nhiệm bà Cao Thị Ngọc Dung và “cái bóng” DongABank

Ngân Nguyễn 01/05/2017 13:35 GMT+7
Vì có mối quan hệ là vợ chồng, nên sự thất bại của ông Trần Phương Bình từ việc tìm người kế nhiệm cho đến kết quả DongABank bị kiểm soát đặc biệt như một cái bóng ảm ảnh PNJ và bà Cao Thị Ngọc Dung.

Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vàng bạc Phú Nhuận (PNJ) nói “Số tôi chưa được nghỉ ngơi, nhìn bạn bè cùng trang lứa mà thấy mình cực quá, rất tha thiết muốn được chuyển giao”.

Nói về người kế nhiệm, bà Cao Thị Ngọc Dung cho biết PNJ đã huẩn bị ho việ chuyển giao thế hệ từ 5 năm trước đây. “Đầu tiên chúng tôi đã đạo tạo ông Nguyễn Tuấn Quỳnh cho vị trí người kế nhiệm. Nhưng sau 3 năm, anh Quỳnh từ chối vị trí Tổng giám đốc với lý do anh thấy mình không phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của PNJ”, bà Dung cho biết.

Sau một thời gian, PNJ tiếp tục tìm kiếm và hoạch định ông Lê Hữu hạnh là người sẽ ngồi vào vị trí Tổng giám đốc của PNJ thay bà Cao Thị Ngọc Dung.

img

“Nhưng một sự cổ khác lại xảy ra khi giám đốc xí nghiệp nữ trang bị bệnh tim và thần kinh yếu phải điều về công ty để làm công việc nhẹ hơn như đào tạo nhân sự. Trước tình huống đó, chúng tôi phải điều anh Hạnh trở lại quản lý điều hành xí nghiệp với vị trí giám đốc xí nghiệp”, bà Dung cho biết.

Bà Dung cho biết thêm, với ngành trang sức thì xí nghiệm sản xuất là huyết mạch của cả công ty nên người quản lý phải là người hiểu biết trong lĩnh vực này.

“Anh Hạnh được đào tạo 5 năm để chuẩn bị cho việc ngồi vào ghế tổng giám đốc và trong ngành đá quý, anh Hạnh là một kỹ sư, chuyên gia hàng đầu. Nói đến chuyện gia đá quý ở Việt Nam không thể không nói đến anh Hạnh. Dù vậy, trong tình huống hiện tại, chúng tôi buộc phải điều anh Hạnh về xí nghiệp và chuyển mảng kinh doanh sang cho xí nghiệp quản lý”, bà Dung cho biết.

Bà Dung cho biết, bà sẽ tiếp tục làm tổng giám đốc thêm 2 năm nữa. “Chúng tôi đang huẩn bị nhân sự cho sự thay thế. Chúng tôi đã trao đổi với một số cổ đông lớn về người thay thế. Dù ai thay thế tôi thì PNJ cũng phải phát triển hơn”.

Câu chuyện người kế nhiệm ở PNJ làm nhiều người nhớ đến DongABank và người kế nhiệm của ông Trần Phương Bình. Năm 2011, lần đầu tiên ông Bình nhắc đến người kế nhiệm ở DongABank. Ở thời điểm đó, sau gần 20 hình thành và phát triển, DongABank đã không có nhiều sự bứt phá, thậm chí còn phát triển chậm hơn so với nhiều ngân hàng khác. Và động lực cho DongABank đó là cần một người thay thế ông Bình ngồi vào ghế tổng giám đốc.

Vào thời điểm đó, anh Lê Trí Thông, 1 trong 6 phó tổng giám đốc DongABank đã được ông Bình nhắm đến và đào tạo, mà theo cách nói của ông Bình là “đào tạo một cách bài bản”, Theo ông Bình, chỉ vài ba năm nữa là anh Thông có thể thay thế ông Bình ở DongABank.

Tuy nhiên, sau 4 năm kể từ thời điểm được giới thiệu là người kế nhiệm, anh Lê Trí Thông bất ngờ nói lời chia tay DongABank (năm 2014) với lý do tìm con đường riêng và có thể gắn bó với ngành tư vấn.

Nói về sự chia tay của anh Thông, ông Bình nói đã có phương án dự phòng và việc chọn ai vẫn là điều bí mật.

Một năm sau khi anh Lê Trí Thông nói lời chia tay DongABank, ông Bình vẫn chưa công bố danh tính người kế nhiệm và DongABank bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt (năm 2015). Đến năm 2016, ông Trần Phương Bình bị bắt.

img

Vậy là sau 6 năm, động lực cho sự vực dậy của DongABank không phải đến từ phương án nhân sự của ông Bình mà là từ Ngân hàng Nhà nước. Hiện chủ tịch HĐQT DongABank là ông Võ Minh Tuấn, nguyên Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ NHNN. Ông Tuấn giữ chức chủ tịch HĐQT DongABank từ khi ngân hàng này bị đặt vào diện kiểm soát đặc biệt.

Quay là PNJ, sau 29 năm hình thành và phát triển, chủ tịch và tổng giám đốc vẫn chỉ là một người duy nhất là bà Cao Thị Ngọc Dung. Dù vẫn phát triển, nhưng PNJ cần một động lực mới từ người điều hành và quan trọng hơn, cần phải thoát khỏi cái bóng của DongABank.

Vì có mối quan hệ là vợ chồng, nên sự thất bại của ông Trần Phương Bình từ việc tìm người kế nhiệm cho đến việc DongABank bị kiểm soát đặc biệt như một cái bóng ảm ảnh PNJ.

Tại đại hội đồng cổ đông mới đây của PNJ, không ít cổ đông lo lắng về mối quan hệ của PNJ và DongABank trong kinh doanh như trích lập dự phòng rủi ro với DongABank thế nào?, PNJ đã dứt áo với DongABank chưa?

Bà Cao Thị Ngọc Dung cho biết dến thời điểm này cơ quan điều tra đã làm việc và có biên bản xác nhận với PNJ. PNJ vay DongABank hơn 40 tỷ đồng để xây dựng nhà máy và đến thời điểm DongABank bị kiểm soát đặc biệt, dư nợ còn 21 tỷ đồng (tài sản thế chấp trị giá 200 tỷ đồng). Tuy nhiên, khoản nợ này chưa trả được, vì nếu trả sẽ bị phạt.

Thực tế PNJ chủ yếu vay của các ngân hàng lớn như HSBC, Vietcombank là chính vì lãi suất ở đây rất thấp, còn DongABank có lãi suất cho vay cao. Chỉ vì là cổ đông lớn nên PNJ vay để ủng hộ DongABank và khoản vay này dùng để xây dựng nhà máy.

Chúng ta không có chuyện mất vốn đầu tư tại DongA Bank vì NHNN không mua lại DongA Bank 0 đồng. Thêm vào đó, người liên đới chắc chắn không có. Việc hoàn nhập tùy thuộc vào giá thị trường. Hiện cổ phiếu DongA Bank không có giao dịch trên thị trường nên không có giá. Cũng có khả năng tới đây có nhà đầu tư vào mua DongA Bank khi đó PNJ sẽ xem xét.