Nóng tranh chấp giao dịch bất động sản vì chủ nắm đằng chuôi khách nắm đằng lưỡi
Ma trận chiêu thức
“Nhiều doanh nghiệp BĐS bây giờ làm ăn chụp giật, nhiều thủ đoạn ghê gớm lắm. Nếu không kiểm soát chặt chẽ thì thiệt hại luôn luôn thuộc về người mua”-Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu nói tại một cuộc tọa đàm. Ông Châu chỉ ra nhiều chiêu thức mà các doanh nghiệp đầu tư và môi giới hay sử dụng để lừa dối. Đơn cử như việc đổi tên dự án, đổi chủ đầu tư, thay đổi cả quy hoạch 1/500 đưa vào nhiều tiện ích ảo để lừa dối, tăng giá so với cam kết.
Có việc một sản phẩm bán cho nhiều người, DN lừa hàng trăm người mua nhà rồi bỏ trốn. Có nơi, môi giới lừa gạt người mua bằng hợp đồng ảo đẩy giá lên gần gấp đôi. Người mua sản phẩm tại những dự án làm ăn chụp giật không biết kêu ai vì bị “gài” từ đầu mà không hề hay biết. Đơn cử như vụ lừa đảo của doanh nghiệp môi giới K.P gần đây. Hàng loạt hộ dân đã gửi đơn đến Bộ Công an nhưng không được thụ lý vì theo lý giải là quan hệ dân sự.
Trên thị trường, từng tồn tại một vụ tranh chấp “kỳ lạ” khi đầu tư ế ẩm chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư khác bán. Đến khi dân vào ở, chủ đầu tư đầu tiên không cho dân giữ xe với lý do chỉ bán các khối tầng chung cư, thậm chí không cho vào chung cư vì nói không bán... đường cho chủ đầu tư mới. Người mua chết dở sống dở giữa xung đột của hai DN.
“Ngay cả thủ tục bảo lãnh ngân hàng cũng rất khó làm đúng. Dự án hàng nghìn tỷ, ngân hàng không đủ sức bảo lãnh nhiều dự án. Đến khi phát sinh vấn đề, dân không biết bấu víu vào đâu”- ông Châu nói.
Tự thân vận động
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Phó TGĐ OCB, việc phát hành chứng thư bảo lãnh không khó nhưng ngân hàng phải thẩm định kỹ. “Chủ đầu tư nào cũng nói tốt về mình dù thượng vàng hạ cám, dù mới hay cũ. Không phải DN nào chúng tôi cũng đồng ý bảo lãnh. Số dự án bảo lãnh chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi”- ông Tùng nói. Ngân hàng chỉ lựa chọn những DN danh tiếng và có tiềm lực, không ai dại bảo lãnh cho DN kém năng lực. Theo ông Tùng, bảo lãnh ngân hàng là một khâu thẩm định đáng tin cậy. Người giao dịch bất động sản chỉ cần hỏi chứng thư là có thể an tâm. Nhưng có một thực tế là rất ít người hỏi. Chính người mua nhà cũng bàng quan với công cụ bảo vệ mình.
Theo các chuyên gia, người dân cũng cần tự bảo vệ mình khi mua nhà
“Đúng là đa phần người mua nhà cũng chưa được trang bị kiến thức tự bảo vệ mình. Dù chủ đầu tư và ngân hàng chủ động thông báo dự án có bảo lãnh nhưng không nhiều người quan tâm”- ông Ngô Quang Phúc, Phó TGĐ Himlamland nói.
Trong lúc chờ thị trường thanh lọc và cơ chế minh bạch, người giao dịch bất động sản nên tự tìm hiểu tên tuổi của chủ đầu tư trước khi quyết định. Cách dễ nhất là đến các dự án đã hoàn thành để tự mình thẩm định trực quan sinh động. Đó là cách làm thủ công nhưng hiệu quả nhất đối với khách hàng. Về mặt vĩ mô, theo ông Nguyễn Đào Duy, Phó TGĐ Long Điền Group cho rằng sở dĩ thị trường hiện tại nóng tranh chấp giao dịch bất động sản là do quá thiếu thông tin. Theo ông, đã đến lúc các cơ quan liên quan phải lập hồ sơ dữ liệu cụ thể, từng vụ việc tốt xấu cụ thể của từng DN và công khai để người dân dễ dàng tiếp cận, lựa chọn.
“Nhiều doanh nghiệp BĐS bây giờ làm ăn chụp giật, nhiều thủ đoạn ghê gớm lắm. Nếu không kiểm soát chặt chẽ thì thiệt hại luôn luôn thuộc về người mua”-Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu nói tại một cuộc tọa đàm. Ông Châu chỉ ra nhiều chiêu thức mà các doanh nghiệp đầu tư và môi giới hay sử dụng để lừa dối. Đơn cử như việc đổi tên dự án, đổi chủ đầu tư, thay đổi cả quy hoạch 1/500 đưa vào nhiều tiện ích ảo để lừa dối, tăng giá so với cam kết.
Trên thị trường, từng tồn tại một vụ tranh chấp “kỳ lạ” khi đầu tư ế ẩm chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư khác bán. Đến khi dân vào ở, chủ đầu tư đầu tiên không cho dân giữ xe với lý do chỉ bán các khối tầng chung cư, thậm chí không cho vào chung cư vì nói không bán... đường cho chủ đầu tư mới. Người mua chết dở sống dở giữa xung đột của hai DN.
“Ngay cả thủ tục bảo lãnh ngân hàng cũng rất khó làm đúng. Dự án hàng nghìn tỷ, ngân hàng không đủ sức bảo lãnh nhiều dự án. Đến khi phát sinh vấn đề, dân không biết bấu víu vào đâu”- ông Châu nói.
“Luật hiện tại đang bảo vệ chủ đầu tư và dúi thiệt hại về phía người mua, trong các tranh chấp, thua thiệt thường thuộc về bên mua. Hiện tại, quyền lợi của người dân chỉ được “ngó ngàng” đến khi chính bản thân họ đi khiếu kiện hoặc nhờ báo chí lên tiếng. Cơ quan quản lý chưa có giải pháp căn cơ bảo vệ họ về lâu dài. Sắp tới, luật sẽ có thể áp dụng hình sự hóa pháp nhân, qua đó gián tiếp truy cứu trách nhiệm của cá nhân điều hành DN. Hy vọng khi đó thị trường sẽ minh bạch và an toàn cho người dân hơn”- Luật sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch LP Group. |