Tân Tổng thống Pháp là một người xuất thân từ tầng lớp tinh hoa.
Tân Tổng thống Pháp trẻ nhất lịch sử hội đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để giành chiến thắng thuyết phục trước đối thủ sừng sỏ.
Ông Emmanuel Macron, 39 tuổi, vừa tạo ra cơn “đại địa chấn” trong cuộc bầu cử vòng 2 tại Pháp khi chắc suất trở thành tân Tổng thống trẻ nhất lịch sử. Thành công của ông Macron được BBC lí giải bằng 5 lí do sau đây:
May mắn
Theo BBC, chiến thắng lịch sử của Macron có được một phần nhờ may mắn. Gương mặt sáng giá nhất là ứng viên trung hữu Francois Fillon bị bê bối hạ gục. Ứng viên đảng Xã hội Benoit Hamon không được các cử tri truyền thống ủng hộ.
Sau khi trở thành Tổng thống Pháp, ông Macron đã có bài phát biểu cảm ơn người ủng hộ ở trung tâm thủ đô Paris. “Ông ấy may mắn vì đối mặt tình huống hoàn toàn bất ngờ”, Marc-Oliver Padis từ tổ chức Terra Nova, nói.
Tỉnh táo
Khi nhận thấy đảng Xã hội của cựu Tổng thống Francois Hollande mất tiếng nói và có tỉ lệ tín nhiệm thất thường, ông đã quyết định tách ra và thành lập đảng En Marche (Tiến lên) của riêng mình. Nhà phân tích Padis nói rằng Macron đã nhìn thấy cơ hội “không phải ai cũng có khả năng nhìn thấy”.
Quyết định sáng suốt của Macron khiến ông thu hút được 20 vạn người ủng hộ chỉ trong vài tháng thành lập đảng và thu về hơn 4 triệu euro ủng hộ.
Cách tiếp cận sáng tạo
Sau khi thành lập đảng En Marche, ông Macron lấy ý tưởng từ chiến dịch tranh cử năm 2008 của cựu Tổng thống Mỹ Obama. Ông sử dụng thuật toán của một hãng tư vấn chính trị để xác định các quận và khu vực đại diện nhất cho nước Pháp, theo nhà báo tự do Emily Schultheis.
Sau đó, tình nguyện viên phong trào của Macron gõ cửa hơn 300.000 ngôi nhà và phát tờ rơi. Không những vậy, họ thực hiện 25.000 cuộc phỏng vấn với mọi cử tri trên khắp cả nước. Thông tin từ các cử tri này giúp Macron có được cơ sở dữ liệu và hình thành các chính sách ưu tiên trong chương trình tranh cử.
“Ông ấy đã đo được “nhiệt độ” tại Pháp và đảm bảo mọi người đều được tiếp xúc hoặc biết tới phong trào En Marche. Nền tảng này là thành công lớn của Macron”, nhà báo Schultheis nói.
Thông điệp tích cực
Nhiều người nghĩ rằng Macron chỉ là một phiên bản Francois Hollande thứ hai. Tuy nhiên, thông điệp lạc quan, tích cực của Macron đã giúp mọi người nhìn thấy sự khác biệt, theo nhà phân tích Padis.
Macron từng là Bộ trưởng Kinh tế dưới thời Tổng thống Hollande, một cựu giám đốc ngân hàng và người ủng hộ ưu tiên cắt giảm biên chế trong lĩnh vực công.
“Macron trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết và giải thích rõ ràng sẽ làm gì cho nước Pháp. Ông ấy là người duy nhất trong các ứng viên đưa ra thông điệp này”, BBC nhận định.
Khác biệt so với đối thủ
Đối thủ chính của Macron là bà Marine Le Pen. Sau cuộc bỏ phiếu vòng 2, bà chỉ nhận được 35% ủng hộ của cử tri so với con số “khủng” 65% của Macron. Bà Marine Le Pen là một hình ảnh đối lập với thông điệp chính trị rất tiêu cực: chống nhập cư, chống EU.
Nhà báo Emily Schultheis mô tả các cuộc vận động tranh cử của Macron thường rực rỡ, sôi động với nền nhạc trẻ. Trái lại, cuộc vận động của Le Pen thường có người biểu tình ném chai lọ và sự xuất hiện thường trực của cảnh sát.
Dân Pháp lo ngại rằng nếu Le Pen cầm quyền, nước Pháp sẽ ngày càng chia rẽ và bất ổn. Chiến dịch tranh cử của Le Pen thể hiện ưu thế ở thời gian đầu nhưng “hụt hơi” ở giai đoạn then chốt. Thăm dò ý kiến năm 2016, bà Le Pen luôn dẫn đầu với tỉ lệ ủng hộ cao nhưng sau đó mất dần lợi thế vào tay ông Macron.
Tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã xây dựng mối quan hệ lãng mạn với cô giáo hơn mình 25 tuổi, khi ông mới ở tuổi...