Nghiên cứu của Phó giáo sư Jihyun Lee (Khoa giáo dục trường học, Đại học New South Wales, Úc) đã phát hiện ra rằng, thực tế không có mối quan hệ nào giữa mức độ thành công của học sinh với thái độ thực tế của họ đối với việc học.
Kết quả này bắt nguồn từ việc phân tích 1 cơ sở dữ liệu quốc tế quy mô lớn gọi là Chương trình đánh giá học sinh viên quốc tế (PISA). Đây là cuộc khảo sát do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện 3 năm một lần để đánh giá về hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, thông qua việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh, đồng thời là cơ sở dữ liệu giúp các nhà nghiên cứu có được cái nhìn đầy đủ những gì học sinh, sinh viên trên khắp thế giới suy nghĩ về nền giáo dục của họ.
Trong đánh giá PISA năm 2015, 72 quốc gia và nền kinh tế đã cùng tham gia. Các bài kiểm tra về Đọc hiểu, Toán và Khoa học cùng với một bảng câu hỏi về thái độ, niềm tin, thói quen học tập được thực hiện với những học sinh 15 tuổi trên khắp thế giới. Trong cuộc khảo sát này, 4 lựa chọn đơn giản đã được sử dụng để đo thái độ của học sinh đối với trường học:
1. Trường học không giúp tôi chuẩn bị được nhiều cho cuộc sống sau khi ra trường.
2. Trường học là nơi lãng phí thời gian.
3. Trường học giúp tôi tự tin để đưa ra các quyết định.
4. Trường học đã dạy cho tôi những điều hữu ích trong công việc.
Nghiên cứu mới cho thấy học sinh có khả năng học tốt lại là những người không quan tâm đến việc học.
Kết quả cho thấy, sự tương quan trực tiếp giữa thành tích học tập và thái độ của học sinh đó đối với việc học gần như bằng không. Nhận định này được lặp lại trong PISA 2003, 2009 và 2012 mà không có sự khác biệt về mặt kinh tế xã hội, giới tính.
Chỉ có khoảng 2% kết quả toán học PISA được giải thích bởi thái độ của học sinh đối với trường học ở 62 quốc gia, có nghĩa là ở hầu hết các quốc gia, học sinh có khả năng học tốt lại là những người không quan tâm đến việc học.
Điều này đặt ra câu hỏi về nguyên nhân cũng như động cơ. Nếu không có mối quan hệ thực sự giữa thành tích và thái độ học tập thì cái gì đã thúc đẩy họ?
Câu trả lời là nó đến từ bên trong. Các nghiên cứu khác dựa trên kết quả PISA đã chỉ ra rằng, điều tạo nên những học sinh có năng lực hay kém cỏi chính là mức độ tin tưởng vào điểm mạnh và điểm yếu của họ. Đam mê chỉ quyết định từ 15% đến 25% sự thay đổi thành tích học tập. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy niềm tin về khả năng giải quyết vấn đề của mỗi người quan trọng hơn nhiều so với nhận thức về việc học.
Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Nếu học sinh cảm thấy khó khăn khi nhìn thấy những lợi ích trực tiếp của việc học tập, nếu họ nghĩ rằng trường học không đáp ứng được mong đợi của họ và nếu nhận thấy rằng các kỹ năng của mình dường như được học từ bên ngoài thì rất có thể những điều này sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của học sinh với trường học.
7 bài học cơ bản nhưng vô cùng quan trọng dưới đây chính là nền tảng giúp cha mẹ nuôi dậy con cái thành công trong tương...